Vẫn ở nhà thuê nhưng vợ nghiện sống ảo, tháng nào cũng tiêu tiền sạch bách khiến chồng ngán ngẩm

Anh Chi 2023-09-19 16:08
- Anh chồng cảm thấy khổ sở, ngột ngạt vì sống cùng người vợ thích sống ảo, khoe mẽ, không biết tích lũy tiền bạc, tài sản.

Trong hôn nhân, bên cạnh tính cách, thói quen, quan điểm sống, việc chi tiêu, tiết kiệm tiền cũng là vấn đề khiến nhiều cặp đôi nảy sinh mâu thuẫn. Anh chồng trong câu chuyện dưới đây cảm thấy bất mãn vì vợ nghiện sống ảo, chẳng quan tâm đến chuyện tiết kiệm tiền, đảm bảo tài chính ổn định trong gia đình. 

Vẫn ở nhà thuê nhưng vợ nghiện sống ảo, tháng nào cũng tiêu tiền sạch bách khiến chồng ngán ngẩm

Mới đây, trên một hội nhóm thu hút khá đông các cặp vợ chồng, một người chồng tên M. đã kể lại chuyện riêng. M cho biết anh và vợ đã cưới nhau được 5 năm và có một em bé. Mỗi tháng, 2 vợ chồng M. kiếm được 35- 40 triệu đồng. Tuy vậy, do vợ nghiện mua sắm, ăn chơi, sống ảo nên tháng nào cũng cạn tiền. Trong khi đó, cả hai vợ chồng vẫn phải đi nhà thuê. M. cảm thấy ngán ngẩm trước hình tượng vợ xây dựng trên thế giới ảo. 

Vẫn ở nhà thuê nhưng vợ nghiện sống ảo, tháng nào cũng tiêu tiền sạch bách khiến chồng ngán ngẩm

Trích tâm sự của người chồng này:

"Mình và vợ lấy nhau được 5 năm, con mình đến tháng 11 năm nay là tròn 2 tuổi nhưng mình có một nỗi lòng mà ko biết làm thế nào để giải quyết, để gỡ rối được. Bản thân mình thì đi làm kiếm tiền được 15 triệu đồng/tháng, còn vợ thì có hơn một chút, một tháng kiếm khoảng 20 triệu đồng. Con mình cũng đã đi học...tính ra 2 vợ chồng 1 tháng phải 35-40 triệu đồng vậy mà tháng nào cũng hết sạch, còn không có tiền tiết kiệm để lo lúc ốm đau.
Trước khi lấy vợ chúng mình có nói tiêu một lương, để dành 1 lương, hết một lương thì mới tiêu sang lương người kia…Vậy mà, tháng nào cũng đều như vắt tranh, 20 triệu đồng lương vợ tiêu hết rồi tiêu sang lương của chồng. Lương của vợ thì…tiêu cho vợ đi ăn chơi, đi tụ tập, mua sắm, còn lương của chồng thì…lo cho gia đình. Giờ 2 vợ chồng vẫn đi ở thuê, chồng thì vẫn đi con Future cũ nhưng vợ phải đi SH125 (vợ mình mua lại)…

Vẫn ở nhà thuê nhưng vợ nghiện sống ảo, tháng nào cũng tiêu tiền sạch bách khiến chồng ngán ngẩm

Tuần nào vợ cũng đi ăn với bạn bè, đàn đúm thì phải nhà hàng sang chảnh, mỗi bữa phải 500-1 triệu đồng/ người. Cô ấy đi uống nước cũng phải 70-80 ngàn/cốc, chưa kể các khoản như đi du lịch, đi mua sắm nữa. Mình dùng cái ví rách bao nhiêu năm, vợ hết túi này đến túi khác, toàn túi 3-4 triệu đồng. Mình đi đôi giày rách khâu vào đi tiếp, vợ giày toàn 2-3 triệu đồng, chồng dùng iphoneX lâu lắm rồi, vợ thì cứ có iphone mới là đổi… Có những tháng còn dùng tiền lương của chồng để phục vụ nhu cầu ăn chơi của vợ…
2 vợ chồng giờ hơn 30 tuổi, vẫn hằng tháng ngửa tay xin tiền bố mẹ 2 bên, ít thì mỗi nhà cho 2 triệu đồng, tháng nào cần nhiều mỗi nhà cho 5 triệu đồng. Mình rất ngại nhưng toàn vợ mình chủ động…
Vợ mình thích sống ảo, màu mè hoa lá cành là đi làm kiếm được nhiều tình, nhà tự mua (thực chất là đi thuê), dùng toàn đồ đắt tiền. Mình đã góp ý với vợ nhưng nói mãi vẫn đâu vào đấy."

Vẫn ở nhà thuê nhưng vợ nghiện sống ảo, tháng nào cũng tiêu tiền sạch bách khiến chồng ngán ngẩm

Tâm sự của người chồng thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng mạng. Nhiều người khẳng định chuyện vợ chồng không quản lý chi tiêu tốt dễ nảy sinh mâu thuẫn trong hôn nhân. Người chồng cần nói chuyện nghiêm túc với vợ để điều chỉnh thói quen chi tiêu. 

Mẹo quản lý chi tiêu cho vợ chồng trẻ

Thiết lập quỹ chung cho chi tiêu

Các cặp đôi nên cân nhắc thiết lập một quỹ chung sau khi kết hôn. Cả hai đều phải đóng góp tùy thuộc vào thu nhập của mỗi người nhưng phải có sự thỏa thuận và dựa trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng. Mẹo này mang lại rất nhiều lợi ích như: giúp hai vợ chồng kiểm soát chi tiêu cân bằng và khoa học, đảm bảo phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu hàng ngày, đặc biệt còn xây dựng “lá chắn” tài chính trước các rủi ro, gia tăng niềm tin và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phân vai tài chính trong hôn nhân

Ngoài đóng góp quỹ chung, thì phân vai tài chính cũng là một trong những mẹo hữu ích để quản lý tiền bạc cho vợ chồng mới đám cưới. Ví dụ: Người chồng phụ trách tiền học của con, tiền thuê nhà với tiền điện nước. Trong khi đó, người vợ sẽ phụ trách chi phí sinh hoạt, ăn uống hoặc quản lý quỹ tiết kiệm của gia đình.

Vai trò của cả hai cũng được phép hoán đổi với nhau. Không nhất thiết người vợ kiểm soát thu chi, người chồng là trụ cột gia đình. Vị trí “tay hòm chìa khóa” có thể giao cho người có năng khiếu và yêu thích công việc quản lý. Nếu gặp phải khó khăn khi hoạch định và phân bổ chi tiêu, bạn nên thảo luận, nhờ hỗ trợ của “nửa kia” để vợ/chồng cảm thấy được tôn trọng, từ đó cởi mở, trung thực và chủ động nhiều hơn khi tích lũy tài chính trong hôn nhân.

Theo dõi và đánh giá chi tiêu hàng tháng

Dành thời gian theo dõi, cùng nhau quản lý chi tiêu là “chìa khóa” nuôi dưỡng quan hệ vợ chồng trở nên hòa thuận và gắn bó. Theo đó, dựa vào mốc thời gian nhất định như một tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, mỗi cặp đôi nên ngồi lại, trao đổi và đánh giá mức độ thu - chi trong sinh hoạt gia đình. Ví dụ như, thu nhập mỗi tháng được phân bổ cho mục đích thế nào; tài chính liệu có dư dả, cạn kiệt và phát sinh khoản nợ hay không.

Tất cả điều này phải được chia sẻ thẳng thắn và minh bạch với nhau, để vợ chồng nắm rõ tiền bạc đã đi về đâu, tránh tình trạng hoang mang, mâu thuẫn trong hôn nhân, cũng như cảm thấy thất vọng khi tài sản bị thiếu hụt vì bội chi.

Anh Chi

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Jack trích cát xê khủng từ Running Man để hỗ trợ trẻ em nghèo, nhưng chu cấp cho con ruột 5 triệu mỗi tháng