Ngày Tết, đàn ông sợ rượu bia, nhậu nhẹt, phụ nữ osin, khách lạ ở nhà chồng

Khánh Chi 2023-01-25 10:00
- Về quê ăn Tết không phải lúc nào cũng là trải nghiệm vui với nhiều người. Nhiều anh chồng than sợ Tết vì cảnh nhậu nhẹt từ đầu làng đến cuối làng. Trong khi nhiều người vợ cũng có nỗi niềm vì 3 ngày Tết chỉ bưng mâm, rửa bát.

Tết Quý Mão 2023 đã sang. Bên cạnh niềm vui hân hoan vì mùa xuân đã sang, có cơ hội đoàn tụ với gia đình, nhiều người chồng, người vợ cũng cảm thấy sợ Tết vì quá nhiều hoạt động trong ngày Tết làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của họ.

Ngày Tết, đàn ông sợ rượu bia, nhậu nhẹt, phụ nữ osin, khách lạ ở nhà chồng

Sợ bia rượu, nhậu nhẹt, đàn ông cũng muốn trốn Tết 

Bình thường thì chỉ em phụ nữ sợ ngày Tết vì họ phải lo lắng, quán xuyến chuyện cơm nước, nấu nướng, dọn dẹp suốt cả 3 ngày Tết. Không những thế, do chưa quen với nếp sống ở nhà chồng nên nhiều nàng dâu cảm thấy bơ vơ, cô đơn, buồn tủi nhớ Tết quê ngoại. Nhưng Tết đến, nhiều em anh cũng có những nỗi niềm riêng.

Theo một thống kê gần đây bình quân người Việt Nam uống rượu bia nhiều gấp 4 lần so với thế giới, đứng thứ 2 Đông Nam Á. Một trong những điều làm nên sự kém văn minh của người Việt Nam là sự bê tha rượu bia, mất tự chủ...

Ngày Tết, đàn ông sợ rượu bia, nhậu nhẹt, phụ nữ osin, khách lạ ở nhà chồng

Diễn đàn “Rượu chè của đàn ông Việt” với những câu chuyện thật, những lý giải của chuyên gia nhằm cảnh báo các hậu quả từ rượu như bạo hành gia đình, mâu thuẫn, tai nạn giao thông...gây mất trật tự xã hội.

Anh Quân (Hải Phòng) năm nay quyết định năm nay đưa cả nhà đi du lịch Tết khiến vợ anh đánh rơi cả bát cơm vì bất ngờ. Anh cho biết dù bố mẹ không vui cũng đành, anh sợ cảnh nhậu suốt 3 ngày Tết lắm rồi. "Năm ngoái đến nhà ai cũng uống, ngồi nói được dăm câu chuyện là lại rượu. Từ sáng đến tối uống 5,7 loại rượu vào người, tổng cộng đến 50 chén. Tôi không uống thì bị 4, 5 ông anh họ chỉ mặt nói mày khinh họ hàng nghèo, không chịu uống chứ gì. Tôi say quắc cần câu, nằm 2 ngày mới mò dậy được", anh kể.

Ngày Tết, đàn ông sợ rượu bia, nhậu nhẹt, phụ nữ osin, khách lạ ở nhà chồng

Chị Hà, vợ anh Quân cho biết thêm: "Cách đây 5 tháng, chồng tôi phát hiện mỡ máu và viêm gan B. Uống thuốc đều đặn, vi rút đã giảm còn nhưng bác sỹ khuyên phải kiêng đạm, rượu, bia nên anh cũng hạn chế đi nhậu. Nhớ lại Tết năm ngoái, bia rượu cả 5 ngày Tết nên năm nay quyết đi du lịch."

Quả thực, nhậu nhẹt ngày Tết là văn hóa khó bỏ. Uống rượu gây hại cho sức khỏe lẫn tinh thần của con người. Đôi khi cũng vì chén rượu mà làm ảnh hưởng đến tình cảm gia đình vì rượu vào lời ra, con người khó kiểm soát được lời nói của bản thân.

Ngày Tết, phụ nữ như osin, khách lạ ở nhà chồng

Nhiều chị em nói đùa rằng ngày Tết không phải là ngày nghỉ mà là ngày lao động. Lịch nấu cơm, rửa bát của họ kéo dài từ ngày về quê đến lúc hết Tết. 

Tới giờ nhớ lại, chị Hoàng Mai (Phú Thọ) vẫn không giấu nổi cảm xúc mệt mỏi khi nói về cái Tết ở quê chồng. Chị Mai chia sẻ: “Mình sợ nhất là ăn Tết ở quê chồng, không phải mình không hòa hợp với bố mẹ chồng mà mình "sợ Tết".

Ngày Tết, đàn ông sợ rượu bia, nhậu nhẹt, phụ nữ osin, khách lạ ở nhà chồng

Vẫn nhớ, Tết đầu tiên về làm dâu mình đã phải ngồi gù lưng rửa 6 mâm bát đĩa. Dù đã cầu cứu chồng giúp, nhưng mẹ chồng mình nhất quyết không cho anh làm. Bà bảo: “Nó làm kinh doanh, đầu năm con phải để nó nghỉ ngơi không thì cả năm nó tất bật, mình là phụ nữ nên cố gắng con ạ”. Mẹ chồng mình vốn hiền lành, thương con dâu, nhưng vì bà bận tiếp khách nên không làm giúp con dâu được".

Cũng theo chị Mai, không chỉ ngập đầu trong đống bát đĩa, chị còn tất bật khi phải đi chợ, chuẩn bị mâm cỗ. Bởi lẽ, bố chồng chị là trưởng tộc, nhà chồng cũng chỉ có anh là con trai, nên việc mâm cỗ phải thường xuyên, đầy đủ. Mẹ chồng chị cũng động viên chị cố gắng nhưng chị vẫn bị kiệt sức do Tết nhất.

Ngày Tết, đàn ông sợ rượu bia, nhậu nhẹt, phụ nữ osin, khách lạ ở nhà chồng

Còn chị Hải Phương (28 tuổi, Nam Định) thì lại ví mình như “khách lạ” ở nhà chồng. Bởi lẽ, bố mẹ chồng chị khá kỹ tính trong lời ăn tiếng nói. Chỉ cần con dâu nói điều gì không vừa ý, là ông bà dễ dàng lên tiếng dạy bảo, chỉ trích. Vì thế, ngay cả đi đứng, nói năng, chị luôn phải giữ ý tứ.

Thậm chí, ngay cả khi định ăn món gì, nấu món gì, chị để phải mở lời để hỏi bố mẹ chồng. “Mình phải ý tứ, hỏi trước hỏi sau để tránh nấu không đúng ý ông bà. Ngay cả khi mệt, không ăn được cơm, mình cũng phải xin phép nói rõ ngọn ngành mới được về phòng. Nếu tự ý lên phòng không chào hỏi, bố mẹ chồng lại chê mình hỗn, không phải phép”, chị Phương chia sẻ.

Khánh Chi (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 người đẹp Việt thừa nhận 'chỉnh sửa' một vài điểm trên mặt