4 lễ hội kinh dị nhất Việt Nam khiến du khách 'sợ xanh mặt'

Hà Phương 2016-02-19 10:00
- Để cảm ơn các vị thần, cầu may mắn, cầu sức khỏe hay cầu mùa màng, các lễ hội dưới đây đã thực hiện những nghi thức đâm trâu, chém lợn khiến không ít người cảm thấy sợ hãi.
Lễ hội chém lợn
Mỗi độ xuân về, người dân ở làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh lại nô nức chuẩn bị cho lễ hội lâu năm trong vùng - lễ hội chém lợn. 
Tương truyền từng có một vị tướng trong lúc đánh trận đã chạy đến vùng này lánh nạn. Do thiếu thốn lương thực, ông đã ra quyết định chém lợn rừng để nuôi quân. Chính bởi vậy, người dân nơi đây đã tổ chức lễ hội chém lợn hàng năm để tưởng nhớ công lao của vị tướng này.
Đây là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của những người dân nơi này. Do vậy, cứ vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm, người dân Ném Thượng lại đổ xô về sân đình để chứng kiến những nghi lễ quan trọng của lễ hội chém lợn. Họ quan niệm rằng, nghi thức chém lợn tế thần cũng nhằm cầu may mắn cho cả dân làng.
Lễ hội đâm lợn ở Bắc Ninh vấp phải nhiều ý kiến trái chiều vì quá dã man.
Để tổ chức lễ hội, người dân sẽ chọn ra 2 con lợn nhốt trong cũi hồng và gọi bằng một cái tên long trọng: 'Ông ỉn'. Lễ hội được chia làm 2 phần chính: Rước 'ông ỉn' và chém lợn. Trước nghi thức rước lợn, các liền anh liền chị sẽ có màn trình diễn quan họ Bắc Ninh. Sau đó, 'ông ỉn' sẽ được rước đi khắp làng. Đi đến đâu, trống, kèn, cờ nổi lên đình đám tới đó. Người dân đứng xung quanh sẽ tung tiền, mời đoàn rước ăn kẹo để lấy may.
Khi về tới sân đình, người dân sẽ tiếp tục tổ chức màn chém lợn. Người được chọn để chém lợn cũng phải chọn lựa kỹ càng, phải có gia đình hạnh phúc, nuôi lợn tốt, khỏe mạnh và 50 tuổi. Lễ hội kết thúc bằng việc 2 'ông ỉn' bị chém giữa sân đình và thịt lợn được chia cho cả làng để lấy may.
Tuy đã tồn tại hơn 800 năm nhưng lễ hội chém lợn gần đây đã vấp phải nhiều ý kiến tranh cãi khi tổ chức Động vật châu Á vào năm 2015 đã gửi thư ngỏ kêu gọi các cơ quan chấm dứt lễ hội vì tính tàn bạo với động vật.
Tuy vậy, dân làng Ném Thượng vẫn quyết giữ lễ hội và trong năm 2016, họ quyết định tổ chức nghi thức chém lợn trong khuôn viên được quây kín.

Lễ hội cầu trâu ở Hương Nha, Phú Thọ

Lễ cầu trâu được tổ chức vào ngày mồng 2 tháng Giêng Âm lịch hàng năm tại làng Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ để tưởng nhớ công đức tướng Xuân Nương dưới thời Hai Bà Trưng. 
Con trâu được chọn tham gia lễ hội phải là trâu đực, to khỏe. Người nuôi trâu phải ăn chay trước khi nhận rước trâu về. 
4 lễ hội kinh dị nhất Việt Nam khiến du khách 'sợ xanh mặt'
Ở lễ hội cầu trâu Hương Nha, 12 thanh niên sẽ dùng vồ đập đất thay phiên nhau nện vào đầu trâu cho đến khi trâu lễ gục xuống đất mới thôi.
Lễ hội chính thức diễn ra vào 7 giờ tối mùng 2 Tết. Dân làng sẽ rước trâu ra đền Hạ rồi đốt bên cạnh cột buộc trâu hai bó đuốc bằng nứa khô, sau đó trói trâu vào cọc. Khi đó, 12 thanh niên sẽ dùng vồ đập đất thay phiên nhau nện vào đầu trâu cho đến khi trâu lễ gục xuống đất chết hẳn mới dừng tay.
Sau khi trâu chết, người dân sẽ lột da trâu, tái hiện cảnh nữ tướng Xuân Nương mổ trâu khao quân khi xưa. Họ tiếp tục cắt 12 miếng thịt ngon ở bắp để làm lễ 'chạy chài'. Người dân sẽ có màn cướp lễ với hy vọng có được may mắn, làm ăn phát đạt.

Lễ hội chọi trâu Hải Phòng

Lễ hội chọi trâu được tổ chức ở nhiều nơi trên khắp miền Bắc. Nhưng lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng được cho là nổi bật hơn cả. 
Lễ hội được tổ chức vào ngày 9/8 Âm lịch hàng năm sau khi diễn ra vòng loại vào tháng 5 và tháng 6. Lễ hội được tổ chức nhằm thể hiện tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh cũng như thể hiện tinh thần thượng võ của người dân nơi này.
Người dân Đồ Sơn sẽ chọn ra những con trâu khỏe mạnh nhất và có chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc đặc biệt, không được ở chung cùng những con trâu thường trước khi tham gia chọi.
Để cho trâu tham gia đấu chọi, người dân phải chọn ra những con trâu khỏe mạnh nhất và có chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc đặc biệt, không được ở chung cùng những con trâu thường. Chúng cũng không được nhìn thấy trâu nhà để rèn luyện bản tính hoang dã. 
Trước khi chọi trâu, các vị cao niên sẽ tổ chức lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng. Sau phần lễ này, những con trâu tham gia thi đấu sẽ được gọi là 'ông trâu'. Chúng cũng sẽ được rước linh đình ra sân chọi. Hai con trâu sẽ được dắt ra cách nhau 20m và nhanh chóng lao vào trận đấu. Con trâu nào giành chiến thắng sẽ được rước giải về đình làm lễ tế thần. Người dân ở đây tin rằng việc ăn thịt con trâu thắng cuộc sẽ giúp họ may mắn, đặc biệt là những người dân đi biển.

Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên

Cũng sử dụng những con trâu để làm lễ, người dân Tây Nguyên hàng năm lại tổ chức lễ hội đâm trâu sau mỗi mùa rẫy nhằm tạ ơn trời, các vị thần đã giúp họ có một mùa mưa thuận gió hòa, làm ăn được mùa, con cháu khoẻ mạnh.
Sau khi già làng làm lễ, người dân ở đây bắt đầu đâm trâu, xung quanh là tiếng cồng chiêng vang rền.
Đầu tiên, dân làng sẽ tham gia ngày hội dựng cột nêu, cột trâu. Người tế chủ đứng bên con trâu đọc lời khấn thần và khấn trâu trước lúc đâm trâu.
Vào ngày thứ hai, lễ đâm trâu sẽ bắt đầu. Các chàng trai, cô gái trong làng sẽ được mặc áo lễ 'Blan' hoặc áo ló chui đầu, không tay, đóng khố và mặc áo 'Phia', đứng bên già làng. 
Trâu được chọn tham gia lễ hội sẽ là trâu đực. Sau khi già làng làm lễ, người dân ở đây bắt đầu đâm trâu, xung quanh là tiếng cồng chiêng vang rền. Thịt trâu sẽ được chia cho các gia đình nhưng vẫn giữ lại một phần để họ uống rượu chung tại nhà rông.

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 công thức đá viên đơn giản cho da căng bóng mướt mịn như em bé