Xôn xao tờ lịch ngày 29 Tết xuất hiện 'ca dao tục ngữ phồn thực', dân mạng dậy sóng

2022-01-26 16:53
- Hình ảnh một tờ lịch ngày 29 Tết với nội dung, câu từ thô tục được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.

Mới đây, trên MXH đang chia sẻ hình ảnh một tờ lịch ngày 31/1 (tức 29 tháng Chạp) với nhiều từ ngữ thô tục, nhạy cảm về đêm Giao thừa Nhâm Dần 2022 khiến dư luận dậy sóng.

Cụ thể có câu viết được chú thích rõ là tục ngữ: "Giao thừa vợ nấu cháo lươn/Chồng ăn chồng..., vợ trườn ra sân".

Ngay sau khi hình ảnh tờ lịch trên được chia sẻ lên mạng xã hội đã khiến nhiều người xôn xao. Một số người cho rằng hình ảnh tờ lịch này có lẽ là một sản phẩm photoshop để câu view, câu like trên MXH. Thế nhưng, không ít người bày tỏ bức xúc cho rằng việc xuyên tạc, sử dụng từ ngữ nhạy cảm trên tờ lịch Tết là không chấp nhận được.

Thậm chí, không ít người còn lên công cụ tìm kiếm để tra nguồn gốc câu tục ngữ trên xem có thật không hay chỉ là sản phẩm "xuyên tạc", làm méo mó ý nghĩa câu ca dao tục ngữ Việt Nam.

Xôn xao tờ lịch ngày 29 Tết xuất hiện ca dao tục ngữ phồn thực, dân mạng dậy sóng

Tờ lịch "gây bão" mạng xã hội

Trao đổi với Thanh niên, TS Hà Thanh Vân, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết, câu lục bát đang “gây bão” mạng xã hội không phải là tục ngữ, mà là ca dao vì làm theo thể 6 - 8, có vần. Tục ngữ thường là câu ngắn, có vần nhưng không ra thể thơ. Do đó, yếu tố đầu tiên, trên tờ lịch ghi đây là câu tục ngữ là không chính xác.

Theo TS Hà Thanh Vân, nguyên văn câu ca dao này là: "Thương chồng thì nấu cháo lươn/Chồng ăn chồng... cho trườn ra sân".

TS Hà Thanh Vân cho hay, đặc tính của ca dao là có dị bản, tức là những câu ca dao tương tự như thế, có thể đổi đi một vài từ nhưng vẫn giữ tinh thần, ý nghĩa như ban đầu.

Cũng theo TS Hà Thanh Vân, trong ca dao, tục ngữ của Việt Nam có một số câu có tính chất tục một chút. Đây là điều bình thường, vì trong văn học dân gian Việt Nam, một số câu chuyện cười cũng có hàm nghĩa tục để gây cười.

Ý nghĩa của câu ca dao này, TS Hà Thanh Vân cho rằng đây là câu ca dao diễn tả tình cảm vợ chồng bình thường, chăm sóc người chồng không phải chỉ về tinh thần còn về ý nghĩa đời sống quan hệ vợ chồng.

Đồng quan điểm, trao đổi với Zing, PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, cho biết trước hết, hai câu trên không phải là tục ngữ như chú thích trong tờ lịch. Tục ngữ là thể loại văn học dân gian, câu nói ngắn gọn nhằm tổng kết kinh nghiệm, bài học, chiêm nghiệm của dân gian.

Về mặt hình thức, đây là câu ca dao. Tuy nhiên, ông Tình nghi ngờ tính chính danh của nó.

Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, ca dao nước ta cũng có những câu mang tính phồn thực nhưng vẫn có tính chọn lọc, phản ánh kinh nghiệm, có ý nghĩa, dân gian chấp nhận, mang yếu tố thẩm mỹ, không bậy như câu trên.

Chi Nguyễn (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vụ 662 học sinh ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang: Phát hiện 3 loại vi khuẩn trong nước mắm và cánh gà chiên