Hãi hùng hình ảnh bé gái bị chó thả rông tấn công để lại nhiều vết thương, cần làm gì sau khi bị chó cắn để tránh nguy hiểm?

2024-03-28 18:18
- Con chó thả rông đột nhiên xông vào cắn khiến bé gái bị nhiều vết thương.

Chuyện chó nhà tấn công người không phải hiếm gặp. Hậu quả nó để lại rất nặng nề. Mới đây, dân mạng kinh hoàng sau khi xem đoạn clip ghi lại cảnh một bé gái bị một con chó tấn công. 

Đi kèm là hình ảnh bé gái bị thương ở vùng mặt, máu dính ra quần áo, tay chân. Sự việc xảy ra ở thị trấn Việt Quang (huyện Bắc Quang, Hà Giang).

Theo clip chia sẻ, hai bé gái đang chơi trên vỉa hè, bất ngờ có một con chó lao tới, cắn bé gái nhỏ hơn. Bé gái kia thấy vậy nên đã chạy kịp. Con chó chỉ chạy đi khi có người dân đến giải cứu cháu bé.

Câu chuyện đã thu hút hàng trăm bình luận từ người dùng Facebook. Hầu hết mọi người đều mong cháu bé bình an.

Sau khi đoạn clip được chia sẻ, nhiều cư dân mạng không khỏi bất bình và lên án việc nuôi chó và thả rông, không rọ mõm hay biện pháp bảo vệ.

Chia sẻ trên báo chí, chị Trịnh Quỳnh Dung cho biết khoảng 20h50 ngày 27/3, con gái 5 tuổi đang chơi trên vỉa hè cách nhà 50m, thì bị một con chó màu vàng từ đâu lao tới chồm lên người giằng xé. 

"Cháu gào khóc và kêu cứu, mọi người xung quanh nghe thấy đã đến giải cứu", người mẹ nhớ lại.

Hãi hùng hình ảnh bé gái bị chó thả rông tấn công để lại nhiều vết thương, cần làm gì sau khi bị chó cắn để tránh nguy hiểm?

Hãi hùng hình ảnh bé gái bị chó thả rông tấn công để lại nhiều vết thương, cần làm gì sau khi bị chó cắn để tránh nguy hiểm?

Những việc cần làm ngay sau khi bị chó cắn để tránh nguy hiểm:

- Vệ sinh vết cắn là rất quan trọng: Đầu tiên, bạn phải tách rời phần quần/áo ra khỏi vị trí vết cắn. Sau đó nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh. ấm thì càng tốt, có thể sử dụng xà bông, nước muối hoặc dung dịch sát trùng vết thương. Tuy nhiên, tránh chà xát quá mạnh sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

- Kiểm tra vết cắn:

+ Nếu chỉ là vết xước ngoài da hoặc vết thương nhỏ thì bạn có thể tự băng bó tại nhà.

+ Nếu vết cắn sâu trên 2cm, vết cắn gần vùng đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục,sau 15 phút mà vết cắn chảy máu không ngừng,hoặc có nhiều vết cắn thì bạn cần phải đến bệnh viện để điều trị hiệu quả hơn

- Băng bó vết thương

- Theo dõi con chó cũng rất quan trọng : nếu đây là chó hoang, chó lạ hoặc nếu chó có chủ sau 15 ngày theo dõi bỗng phát bệnh và có dấu hiệu bất thường thì bạn cần đi gặp bác sĩ ngay để có phương pháp chữa trị kịp thời.

-Những trường hợp nguy cấp cần đi tiêm phòng ngay:

+ Đã xác định được con chó cắn bạn là chó đang phát bệnh. Biểu hiện chó phát bệnh thường có mắt đỏ ngầu, chảy nước dãi, sùi bọt mép, trông buồn bã...

+ Địa điểm bạn bị chó cắn gần hoặc nằm trong vùng đang có dịch bệnh chó mèo.

+ Chó cắn bạn là chó hoang, chó lạ không thể theo dõi được.

+ Vết cắn quá nặng, nhiều vết cắn.

+ Ngoài ra, nếu bạn là người đang mắc một trong những bệnh như tiểu đường, bệnh gan, ung thư, HIV thì cũng cần liên hệ với trung tâm y tế ngay để có hướng giải quyết kịp thời.

Thu Trang (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

6 bài tập tạ đơn giản giúp bạn sở hữu vòng eo thon gọn