Bỏ túi cách bảo quản mực khô an toàn, không lo ẩm mốc, giữ nguyên hương vị và chất lượng
Tin liên quan
Dù mực đã được làm khô nhưng để ngon lâu, đảm bảo chất lượng thì việc bảo quản vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để bảo quản mực khô đúng cách, mời bạn tham khảo những cách hay dưới đây!
Cách bảo quản mực một nắng
Mực một nắng là loại mực khô được phơi chỉ qua một nắng, do đó vẫn giữ được độ tươi ngon bên trong và khô ráo bên ngoài. Để bảo quản mực một nắng hiệu quả, bạn nên thực hiện như sau:
Sử dụng túi nilon: Đặt mực vào túi nilon, buộc kín lại rồi cho vào ngăn đông của tủ lạnh. Cách này giúp mực giữ được chất lượng tốt trong thời gian dài.
Dùng túi hút chân không: Bạn cũng có thể sử dụng túi hút chân không để bảo quản mực một nắng. Sau khi hút chân không, đặt mực vào ngăn đông tủ lạnh. Với phương pháp này, mực một nắng có thể được bảo quản lên đến 6 - 8 tháng.
Đối với mực khô, bạn nên để mực vào túi kín, sau đó bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đông của tủ lạnh để duy trì độ tươi ngon và chất lượng của mực.
Cách bảo quản mực khô khi đem đi xa
Khi đi du lịch và muốn mua khô mực về làm quà hoặc cần vận chuyển mực khô đi xa, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc để bảo quản mực tốt. Hãy đảm bảo giữ hơi lạnh của mực và tránh để mực khô tiếp xúc với không khí.
Đầu tiên, nếu mực khô đã được bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh, hãy lấy túi mực ra. Nếu là mực khô mới mua, hãy để nguyên trong túi hút chân không. Tiếp theo, dùng giấy báo quấn quanh túi mực từ 4 - 5 lớp để giữ nhiệt độ lạnh. Sau đó, đặt tất cả vào một túi nilon lớn và buộc kín để tránh mùi mực khô lan vào quần áo.
Với các bước này, bạn có thể vận chuyển mực khô đi xa mà vẫn đảm bảo chất lượng của mực.
Cách xử lý mực khô khi bị hỏng
Ngoài cách bảo quản mực khô, việc biết cách xử lý mực khô khi bị mốc hoặc cứng cũng rất quan trọng.
Mực khô bị mốc
Mực khô bị mốc sẽ xuất hiện các đốm màu xanh và đen trên thân. Nếu mốc nặng, bạn sẽ thấy nấm mốc phủ khắp thân mực, còn nếu mốc nhẹ, chỉ có một vài đốm nhỏ. Mực bị mốc sẽ có mùi hắc khó chịu, không còn mùi thơm tự nhiên và tanh nhẹ của mực nữa. Ăn mực bị mốc sẽ có vị đắng, rất khó chịu.
Cách xử lý:
Dùng dao cạo bỏ những phần có chấm đen rồi chế biến ngay, không nên bảo quản lại.
Ngâm mực trong nước ấm khoảng 60 độ trong 15 – 20 phút hoặc dùng vải sạch tẩm dấm ăn lau sạch vết nấm, sau đó đem sấy khô rồi sử dụng tiếp.
Nếu mực bị mốc nặng với các đám mốc xanh đen dày đặc khắp thân, bạn nên vứt đi vì không thể sử dụng được nữa.
Mực khô bị cứng
Mực khô bị cứng là khi bạn bẻ cong mà mực không cong được. Nguyên nhân có thể do để mực trong tủ mát quá lâu, làm mất độ ẩm trong mực.
Cách xử lý:
Trước khi chế biến, để mực ngoài không khí khoảng 1 - 1,5 tiếng cho mực mềm ra rồi sơ chế như bình thường.
Bỏ mực trong túi kín rồi ngâm với nước khoảng 20 – 25 phút, tránh để mực tiếp xúc trực tiếp với nước vì sẽ làm mất chất bổ dưỡng.
Để mực khô ngoài không khí khoảng 15 phút rồi dùng chày đập nhẹ cho đến khi mực mềm ra.
Bằng các phương pháp này, bạn có thể xử lý mực khô bị hỏng một cách hiệu quả và an toàn.
Chúc bạn trở thành người tiêu dùng thông thái!
Mai Hương (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất