Bị dọa đuổi việc vì không đi du lịch cùng công ty: Văn hóa doanh nghiệp có đang quá khắt khe với người hướng nội?

I Am NGA 2022-06-24 09:00
- Nếu nhân viên từ chối tham gia các hoạt động của công ty, hãy tìm hiểu lý do tại sao, thay vì ép buộc và xử phạt họ. Qua đó, công ty có thể hiểu được nguyện vọng và hoàn cảnh của nhân viên.

Văn hóa doanh nghiệp có quá khắt khe với người lao động?

Đi làm, ngoài lương và thưởng thì người lao động còn được hưởng những phúc lợi khác từ công ty như được đi du lịch miễn phí, được tổ chức và tặng quà sinh nhật. Thế nhưng không phải nhân sự nào cũng hào hứng với những phúc lợi này.

Một công ty ở Hà Nội đã ra văn bản thông báo sẽ sa thải những nhân viên không tham gia chuyến du lịch hè cùng công ty vì cho rằng những người không đi là thiếu nhiệt huyết và tinh thần tập thể. Đại diện công ty khi trả lời báo chí đã cho biết 100% nhân sự “nhiệt tình tham gia” chuyến du lịch và không có ai bị đuổi việc vì lý do trên.

Những tưởng việc đi hay không đi là quyền lựa chọn của nhân viên, nhưng việc nhiều công ty phạt tiền, trừ lương, thậm chí đuổi việc nhân viên từ chối đi du lịch đã gây nên những cuộc tranh cãi. Nhiều người cho rằng những quy định đó của công ty là vô lý và bất công. Có ý kiến cho rằng công ty phải ra văn bản như thế, có thể vì những năm trước có những người không đi. Văn bản nội bộ nhưng được lan truyền trên mạng xã hội, chứng tỏ có nhân viên cảm thấy bất mãn mới đăng lên.

Bị dọa đuổi việc vì không đi du lịch cùng công ty: văn hóa doanh nghiệp có đang quá khắt khe với người hướng nội?

Việc nhân sự không mặn mà với những chuyến du lịch miễn phí của công ty có thể vì nhiều lý do như thể lực kém, say tàu xe, vướng bận việc gia đình, con nhỏ, hoặc đơn giản là họ không thích. Không chỉ ở Việt Nam mà đây là tình trạng chung trên thế giới. Theo tờ New York Post, sau hơn 2 năm dịch bệnh, nhiều công ty đã hào phóng tài trợ những chuyến du lịch xa xỉ cho nhân viên. Song thực tế phũ phàng là nhiều người lại chẳng hào hứng. Họ thích nhận tiền thưởng hơn là những sự kiện tốn thì giờ.

Tờ Fox News từng đưa tin, một người đàn ông tại Mỹ tên Kevin Berling đã hoảng loạn khi bị công ty tự ý tổ chức sinh nhật cho mình, dù được ông yêu cầu không làm từ trước. Kevin mắc chứng rối loạn lo âu và sợ bị đám đông chú ý, vì thế ông đã yêu cầu công ty không tổ chức sinh nhật cho mình, điều mà họ vẫn thường làm với những nhân viên khác. Song buổi tiệc vẫn diễn ra khiến ông lên cơn hoảng loạn. Ông đã liên lạc với quản lý hỏi tại sao họ lại làm như thế, nhưng ông đã bị khiển trách vì phản ứng thái quá và sau đó bị sa thải. Kevin đã kiện công ty cũ và nhận được số tiền bồi thường 450.000 USD, bao gồm tiền tổn hại tinh thần và khoản lương bị mất.
Bị dọa đuổi việc vì không đi du lịch cùng công ty: văn hóa doanh nghiệp có đang quá khắt khe với người hướng nội?

Trong bộ phim My Liberation Notes (Nhật ký tự do của tôi), nhân vật Mi Jeong là một cô nhân viên công sở có tính cách hướng nội, kiệm lời và ngại xã giao, nhưng vẫn phải miễn cưỡng tham gia những hoạt động vui chơi, ăn uống sau giờ làm cùng đồng nghiệp. Công ty mà Mi Jeong làm việc luôn khuyến khích nhân viên tham gia các câu lạc bộ sau giờ làm như khiêu vũ, leo núi, chơi bowling,... nhưng cô chỉ muốn về nhà sớm. Mi Jeong cùng hai đồng nghiệp khác giống mình thường bị phòng Nhân sự mời lên nói chuyện vì họ kém năng động, trong khi công ty chủ trương khuyến khích nhân sự hòa đồng, tăng cường giao lưu giữa các bộ phận nhiều hơn. Một nhân sự tên là Park Sang Min đã phải cảm thán: “Để cho người ta yên ổn hướng nội cũng không được à?”

Bị dọa đuổi việc vì không đi du lịch cùng công ty: văn hóa doanh nghiệp có đang quá khắt khe với người hướng nội?

Bị dọa đuổi việc vì không đi du lịch cùng công ty: văn hóa doanh nghiệp có đang quá khắt khe với người hướng nội?

Những người hướng ngoại sẽ cho rằng những kẻ hướng nội là không hòa đồng, trong khi có khoảng từ 25% - 40% dân số thế giới là người hướng nội, theo trang Very Well Mind. Thay vì chỉ trích và đào thải những người hướng nội, việc hiểu xu hướng tính cách của nhân viên sẽ giúp họ phát huy được tối đa thế mạnh của mình và đóng góp cho doanh nghiệp nhiều hơn.

Chấp nhận và tôn trọng xu hướng tính cách của người khác

Có nhiều bài test tính cách nổi tiếng như DISC, Holland Code, The Big Five Personality,... trong đó phổ biến nhất phải kể đến là bài test Myers-Briggs Type Indicator (MBTI). Những bài test này không chỉ để “cho vui” mà có thể ứng dụng trong văn hóa doanh nghiệp, giúp các đồng nghiệp thấu hiểu và tôn trọng xu hướng tính cách của nhau. Chẳng hạn nếu biết đồng nghiệp là người hướng nội thì không cố gắng rủ rê họ ăn uống tiệc tùng nếu họ không muốn, không phán xét khi họ muốn tập trung ngồi làm việc một mình.

Những người hướng nội có cơ chế “sạc năng lượng” khác với những người hướng ngoại. Người hướng ngoại được tiếp thêm năng lượng từ việc tương tác xã hội, còn người hướng nội muốn dành thời gian một mình nghỉ ngơi thay vì mệt mỏi theo một cách khác. Nhiều người không thích những buổi tiệc tùng, vui chơi, đi hát karaoke cùng công ty nhưng vẫn phải miễn cưỡng tham gia vì sợ bị sếp soi, sợ đồng nghiệp đánh giá.

Chúng ta đang sống trong một thế giới quá ưu ái những người hướng ngoại và khắt khe với những người hướng nội. Từ lúc đi học đến khi đi làm đều được khuyến khích tham gia những hoạt động giao lưu, tương tác, kết nối với tập thể. Ai không đáp ứng được những tiêu chí đó đều bị đánh giá không tốt. Việc ép những người hướng nội phải sống theo xu hướng của những người hướng ngoại khiến họ không thoải mái về tâm lý và không phát huy hết năng lực của mình.
Bị dọa đuổi việc vì không đi du lịch cùng công ty: văn hóa doanh nghiệp có đang quá khắt khe với người hướng nội?

Hướng nội không có nghĩa là kém năng lực, thiếu hiệu quả trong công việc và không có khả năng làm việc nhóm. Nghiên cứu của hai nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi và Gregory Feist đã chỉ ra những người dẫn đầu trong lĩnh vực sáng tạo thường là người hướng nội. Bởi nghiên cứu đã chứng minh con người trở nên sáng tạo hơn khi được tận hưởng sự riêng tư, tự do một mình.

Những người hướng nội cũng có khả năng dẫn dắt và lãnh đạo rất tốt. Theo nghiên cứu của Shahidul Islam, những lãnh đạo hướng nội thường suy nghĩ thấu đáo và có khả năng lắng nghe tốt. Họ được coi là những người thay đổi thế giới trong thầm lặng. Có nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới là người hướng nội như tỷ phú Bill Gates (sáng lập Microsoft), cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, tỷ phú Mark Zuckerberg (sáng lập Facebook).

Dân số thế giới cũng không hẳn phân cực hoàn toàn thành hai nhóm hướng ngoại và hướng nội. Trong mỗi người đều có một tỷ lệ hướng nội và hướng ngoại nhất định, tùy theo xu hướng nào chiếm ưu thế và tỷ lệ này có thể thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh sống.

Doanh nghiệp cũng có cái khó, nhưng thay vì ép buộc thì hãy bao dung và thấu hiểu

Ở góc độ doanh nghiệp, họ coi du lịch hay những hoạt động bên lề cũng là một phần của công việc và đòi hỏi nhân viên phải tuân thủ. Nhưng không phải lúc nào nhân viên cũng đồng tình với điều này. Công ty kỳ vọng chuyến du lịch là cơ hội để mọi người dễ sẻ chia, kết nối, hàn gắn những hiểu lầm, xung đột và có thêm ý tưởng cho công việc. 

Việc tổ chức đi du lịch hay các hoạt động ngoại khóa là trách nhiệm của bộ phận Nhân sự. Đây cũng là một hạng mục đánh giá KPI của họ. Họ muốn nhân viên lấy lại tinh thần, nhiệt huyết hơn trong công việc nhưng lại đau đầu vì tình trạng nhiều người không mặn mà tham gia. Dưới con mắt những người làm nhân sự, nhiều nhân viên không chỉ uể oải, kém hiệu quả trong công việc mà đến đi du lịch họ cũng lười, cho thấy sự thiếu trách nhiệm với công việc và những hoạt động chung.
Bị dọa đuổi việc vì không đi du lịch cùng công ty: văn hóa doanh nghiệp có đang quá khắt khe với người hướng nội?

Sự uể oải, thiếu nhiệt tình của nhân viên có thể do nhiều nguyên nhân mà một chuyến du lịch sẽ không giải quyết được triệt để. Team building là một cách gắn kết tinh thần tập thể, nhưng không phải cách duy nhất và cũng không phải cách phù hợp với tất cả mọi người. Du lịch, team building và các hoạt động ngoại khóa khác là cách công ty thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến quyền lợi của nhân viên, không nên biến nó thành trách nhiệm và nghĩa vụ mà người lao động phải tuân theo. 

Nếu nhân viên từ chối tham gia các hoạt động của công ty, hãy tìm hiểu lý do tại sao, thay vì ép buộc và xử phạt họ. Qua đó, công ty có thể hiểu được nguyện vọng và hoàn cảnh của nhân viên. Trước khi tặng người khác thứ gì, nên quan tâm xem họ có muốn nhận không. Một món quà chỉ được gọi là quà khi nó mang đến hạnh phúc cho người nhận, còn khi bị ép buộc phải nhận, nó lại trở thành món nợ.

I Am NGA

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Toàn cảnh scandal của Jack