Có phải nhiều lần bạn cảm thấy không thoải mái khi phải tham gia vào một đám đông hoàn toàn xa lạ hoặc không thấy có gì quen thuộc ở đó.
Bạn dễ bị mất năng lượng trong các cuộc hội thoại với những người đối diện mà trong câu chuyện đó bạn không được là chính mình.
Bạn thường không muốn nói quá nhiều về bản thân và những gì mình đạt được vì bạn không muốn người đối diện cảm thấy như bạn đang khoe khoang, thể hiện quá đà.
Và đặc biệt bạn rất ngại khi phải chủ động bắt chuyện với người khác hay chủ động làm quen vì bạn sợ cảm giác làm phiền hay không biết tham gia vào câu chuyện đang diễn ra của một đám đông ra sao?
1. Hãy khiến bản thân trở nên quen thuộc với sự kiện sắp tham dự
Trước khi tham gia bất kỳ sự kiện nào hãy dành thời gian để tìm hiểu về nó cho tới khi bản thân thấy quen thuộc, từ ban tổ chức của sự kiện, khách mời, chủ đề của sự kiện là gì,... Quan trọng hơn để giúp bạn cảm thấy thân thuộc và làm chủ chính mình đó là bạn cần xác định được mục tiêu tham gia sự kiện đó là gì? Mục tiêu đủ lớn sẽ giúp bạn bứt phá ra khỏi vùng an toàn của bản thân.
Để tránh bỡ ngỡ, hãy dành thời gian tìm hiểu về sự kiện sắp tham dự
3. Hãy chuẩn bị trước những điều bạn muốn nói về bản thân
Đừng nên quá áp lực về việc mình phải thể hiện về bản thân mình. Thể hiện quá đà và không đúng năng lực với sai người đôi khi lại khiến những người giỏi, có chiều sâu đánh giá và từ chối kết nối với bạn. Nhưng cũng đừng để bị động, bất ngờ khi người khác hỏi về bạn.
Bạn nên chuẩn bị trước những ý muốn giới thiệu và nhấn mạnh về bản thân. Ngắn gọn, không nên quá 3 ý. Đủ chừng mực và thú vị để khiến người khác nhớ và ấn tượng về bạn. Không tự ti cũng không tự kiêu.
Bạn nên chuẩn bị trước những ý muốn giới thiệu và nhấn mạnh về bản thân
4. Hãy tìm hiểu về nội dung sự kiện
Bạn nên chuẩn bị trước những hiểu biết của mình về nội dung chủ đề hoặc một số câu hỏi bạn quan tâm về chủ đề để làm nội dung trao đổi. Đây cũng là cách dễ nhất để kết nối với mọi người.
Bạn hãy dành thời gian sâu hơn cho mỗi cuộc hội thoại, đào sâu câu chuyện để thực sự hiểu đối phương của mình để có những kết nối ý nghĩa và sâu sắc. Hãy thực sự lắng nghe để hiểu họ và đặt câu hỏi có chiều sâu khiến họ chia sẻ nhiều hơn và bạn cũng được chia sẻ và cùng kết nối nữa.
Những gì bạn đã tìm hiểu có thể là giúp bạn kết nối với người khác
5. Hãy để người khác chủ động kết nối
Thay vì phải luôn luôn là người kết nối trước thì bạn có thể tạo điều kiện cho người khác kết nối với mình bằng cách đặt câu hỏi để có cơ hội giới thiệu bản thân và luôn ở khu vực mà nhiều người nhìn thấy. Trong trường hợp bạn cần kết nối trước thì hãy bắt đầu rất rất đơn giản bằng cách nói xin chào và chủ động hỏi đối phương điều bạn muốn biết về họ.
Bạn cũng có thể cho người khác cơ hội kết nối với mình
Bạn thấy không, thực ra vấn đề không nằm ở việc bạn là người hướng nội hay hướng ngoại. Mà quan trọng là việc bạn thấu hiểu bản thân để có những điều chỉnh phù hợp và linh hoạt hơn trong các tương tác xã hội. Mở rộng mối quan hệ cũng là một trong những cách giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy nên đừng ngại chỉ vì mình là người hướng nội bạn nhé!
Thu Trang (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhìn gì trên cơ thể để phán đoán chức năng gan có khỏe mạnh hay không