Hồng ngâm vào mùa nhưng không phải ai ăn cũng tốt, những người này nhớ tránh xa
Tin liên quan
Không phải ai cũng có thể ăn hồng ngâm một cách thoải mái. PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã chỉ ra những nhóm người cần lưu ý khi ăn loại trái cây này.
Những đối tượng không nên ăn nhiều quả hồng ngâm
1. Người bị bệnh dạ dày
Quả hồng có tính chát và có thể kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Những khối kết tụ này có thể gây cản trở tiêu hóa và làm tình trạng bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Người có tiền sử tắc ruột
Đối với những người có tiền sử bị tắc ruột, việc ăn nhiều hồng có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như hoại tử ruột, thủng ruột hoặc nhiễm trùng, gây nguy hiểm đến tính mạng.
3. Người ăn hồng khi đang đói
Hồng chứa nhiều tanin và pectin. Ăn hồng khi đói có thể tạo thành khối bã thức ăn, gây nguy hiểm cho dạ dày và đường ruột. Thói quen ăn nhanh và không nhai kỹ có thể làm tăng nguy cơ tắc ruột.
4. Người bị tiểu đường
Với hàm lượng đường cao, hồng có thể làm tăng đường huyết, gây hại cho những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người không kiểm soát tốt đường huyết.
5. Người bị tiêu chảy
Hồng có tính hàn và tác dụng thanh nhiệt nên những người bị tiêu chảy nên tránh ăn loại quả này để tránh làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.
6. Người bị cảm lạnh
Tính hàn của hồng không phù hợp với người đang bị cảm lạnh hoặc cơ thể suy nhược, có thể làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
7. Người bị thiếu máu
Hàm lượng tanin cao trong hồng có thể ức chế quá trình hấp thu sắt của cơ thể, gây bất lợi cho những người bị thiếu máu.
8. Người cao tuổi
Với hệ tiêu hóa kém và thường xuyên bị táo bón, người cao tuổi dễ bị tắc ruột nếu ăn quá nhiều hồng.
Cách ăn quả hồng ngâm và bảo quản đúng cách
Để tận hưởng hồng ngâm một cách ngon miệng và an toàn, hãy chú ý những mẹo sau:
Cách ăn:
Để hồng mềm, có thể ngâm trong giấm. Để hồng giòn, ngâm trong dung dịch nước vôi, nước phèn chua hoặc nước muối loãng. Thời gian ngâm từ 3 đến 5 ngày hoặc lâu hơn tùy theo giống. Hồng cũng có thể được xử lý với cacbon dioxit để giảm vị chát.
Cách bảo quản:
Chọn quả hồng có vỏ đỏ hoặc vàng đều, không xây xước và thịt quả cứng. Đối với giống hồng không chát, bảo quản ở nhiệt độ từ 5 – 10°C để tránh tổn thương lạnh, hiện tượng làm mềm nhũn và chảy nước của quả.
Hãy áp dụng những lưu ý trên để thưởng thức hồng ngâm mùa này một cách an toàn và hợp lý. Chúc bạn trở thành người tiêu dùng thông thái!
Mai Hương (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất