Tết Hàn Thực: Nguồn gốc và ý nghĩa có thể bạn chưa biết

2016-04-07 19:26
- Tết Hàn Thực vào ngày 3/3 Âm lịch từ lâu là truyền thống của người dân với món bánh trôi, bánh chay dâng lên cúng Tổ tiên.
Đời Xuân Thu, vua Tấn là Tấn Văn Công khi gặp loạn lạc đã phải sống lưu vong ở nước Tề và nước Sở. Giới Tử Thôi đi theo phò vua để giúp đỡ. Giới Tử Thôi đã cùng vua Tấn Văn Công trải qua 19 năm trời lưu lạc, cùng nhau nếm mật nằm gai.
Sau đó, Tấn Văn Công giành được ngôi vương về làm vua nước Tấn. Tuy nhiên, bên cạnh việc ông phong thưởng cho những người có công khi ông lưu vong thì Giới Tử Thôi không nhận được gì. Giới Tử Thôi không oán hận và xem đó là chuyện nên làm.
Giới Tử Thôi và mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công nhớ ra và tìm Tử Thôi nhưng ông không quay về lĩnh thưởng. Trước tình hình đó, do muốn ép Tử Thôi quay về, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng. Tuy nhiên, Tử Thôi vẫn quyết chí ở lại và hai mẹ con cùng chết cháy trong rừng.
Thương xót Tử Thôi, vua Tấn Văn Công lập miếu thờ và hạ lệnh trong 3 ngày dân gian kiêng đốt lửa, ăn đồ nguội để tưởng nhớ Giới Tử Thôi. Từ đó, ngày 3/3 Âm Lịch được xem là Tết Hàn Thực. Vào ngày này người ta nấu các món ăn chín để nguội.
Bánh trôi và bánh chay truyền thống
Tại Việt Nam, ngày 3/3 được xem là ngày Tết bánh trôi, bánh chay. Người dân mua hoặc tự làm những món này để dâng lên ông bà, tổ tiên. Vào ngày này, người Việt Nam không kiêng lửa, việc nấu ăn trong gia đình vẫn diễn ra bình thường. Bánh trôi, bánh chay hiện nay phổ biến được xem là những thức ăn nguội.
Tết Hàn Thực: Nguồn gốc và ý nghĩa có thể bạn chưa biết

 

Vào ngày này, không chỉ có những đĩa bánh trôi, bánh chay dâng lên ông bà, Tổ tiên, những người con xa quê cũng cố gắng về với gia đình để sum họp, thưởng thức hương vị bánh trôi, bánh chay truyền thống. 
Trong một cuốn sách về phong tục có đề cập: “Theo tục lệ cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi, một hiền sĩ có công phò Tấn Văn Công, bị chết cháy ở núi Điền Sơn. Cũng như ngày mồng 5 tháng 5 tết Đoan Dương cũng xuất xứ từ bên Trung Quốc làm giỗ ông Khuất Nguyên bị chết trôi ở sông Mịch La… Dân ta theo tục đó nhưng khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà mình, chẳng nhắc gì tới ông Giới Tử Thôi hay Khuất Nguyên nữa”.
Bánh trôi được làm từ bột nước, nặn tròn thành viên nhỏ, ở giữa bánh có đường phèn. Sau đó, luộc bánh trong nước sôi. Sau đó, bánh nổi lên mặt nước là được. Để tránh dính bánh thì cần bày lên đĩa, rắc thêm vừng hoặc dừa cho đẹp.
Bánh chay có hình tròn dẹt cỡ bằng trôn bát, không có nhân, cũng có khi với nhân bằng đậu, đường. Bánh được luộc trong nồi nước đang sôi, bày trên bát nhỏ. Tiếp đó, người luộc sẽ đun thêm nước đường, rồi cho thêm bột sắn dây có ướp hương hoa bưởi cho vào bát rồi rắc thêm vừng, dừa bào sợi, đậu xanh.
Còn với người dân Nam Bộ sẽ làm chè trôi nước. Chè trôi nước dùng nguyên liệu và đặc điểm hình dạng bánh như bánh chay ở miền Bắc. Tuy nhiên, khi làm xong để nguyên hình dạng tròn, không đập dẹt ở giữa như bánh chay. Ăn kèm với chè trôi nước là nước đường, gừng đun nóng rồi rưới lên thêm nước cốt dừa. 
Hiền Anh (Tổng hợp)
 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Làm gì khi con gái khóc?