Mấy ngày gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin về Tổng cục Môi trường Quan trắc phát hiện có thủy ngân bay lơ lửng trong không khí ở Hà Nội. Thông tin này đã khiến người dân hoang mang, nhưng ông Hoàng Dương Tùng (Phó Tổng cục trưởng Cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định, thông tin thủy ngân độc hại bay lơ lửng trong không khí ở Hà Nội là không đúng.
Trả lời trên chương trình thời sự 12h trưa ngày 26/4 của Đài Truyền hình Việt Nam, ông Hoàng Dương Tùng cho hay, hệ thống quan trắc môi trường cho thấy, chất lượng không khí của Hà Nội và một số đô thị khác ở Việt Nam có dấu hiệu suy giảm. Các chỉ số cho thấy, ô nhiễm nhất là bụi mịn PM 2,5 vượt quy chuẩn cho phép 1,5 lần.
"Có báo giật tít là khối thủy ngân lơ lửng trên bầu trời Hà Nội, đây là thông tin không chính xác gây hoang mang dư luận. Thủy ngân là vấn đề toàn cầu, nhiều nước quan tâm. Việt Nam đã bắt đầu tham gia nghiên cứu, hiện có thiết bị lấy mẫu từ nước mưa để có thể phân tích thủy ngân tổng", ông Tùng nhấn mạnh.
Trả lời báo Dân Trí sáng 24/4, ông Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định, thông tin phát hiện có thủy ngân độc hại bay lơ lửng trong không khí Hà Nội là không đúng sự thật. Thủy ngân có thể vào không khí từ đốt than đá, nhà máy nhiệt điện, núi lửa có thể bay xa.
Thủy ngân nguy hiểm thế nào?
Trả lời VnExpress, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hồng Côn, thủy ngân là nguyên tố lỏng, ít độc. Khi ở dạng hơi hay hơp chất, muối thì thủy ngân rất độc. Có thể gây tổn thương não, gan qua tiếp xúc, hít thở, ăn vào.
Khi hít phải khí chứa thủy ngân thì thủy ngân sẽ qua đường hô hấp, sau đó vào màng phế nang, đi vào máu rồi đến các cơ quan như thận, gan lách, hệ thần kinh trung ương. Thậm chí, hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính. Lúc bị phổi nặng cấp tính, nạn nhân có thể có triệu chứng là khó thở, đau tức ngực, ho, đau rát ở phổi...Nếu bị ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, có thể tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy văn quá nhiều.
Trả lời trên Dân Trí về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội, ông Tùng cho biết, ô nhiễm không khí xuất phát từ nguồn chính là ô tô và xe máy. Quản lý công trình xây dựng chưa tốt, đốt rơm rạ, rác ngoài trời nhiều, ô nhiễm từ các nguồn công nghiệp chỗ khác chuyển về theo gió, không khí.
Tố Oanh (Tổng hợp)
Dàn sao Việt rộn ràng ăn mừng Messi và đồng đội vô địch World Cup 2022