1001 nỗi khổ của phụ nữ khi chồng là 'tay hòm chìa khóa'

Ngọc Châu 2017-01-19 15:24
- Chồng hôm ấy bận công việc đột xuất nên nói Nga đi chợ, tự nấu cơm. Cô mua 3 lạng thịt bò nhưng đắt hơn chồng mua thường ngày 5000 đồng, mà suốt bữa ăn cô bị chồng cằn nhằn, hằm hè đến ứa nước mắt.

Người ta thường nói, “phụ nữ sướng hay khổ hơn nhau ở tấm chồng” quả không sai! Khi người phụ nữ có chồng thì buồn vui, hạnh phúc hay tận cùng của bế tắc đau khổ cũng từ người chồng mà ra. Trong cuộc sống hiện tại có rất nhiều những người đàn ông dù làm ra nhiều hay ít tiền vẫn chi li, tính toán với vợ con từng đồng, khiến cuộc sống của người vợ, người phụ nữ bên cạnh họ muôn vàn đau khổ, mệt mỏi, bế tắc.

Đó là trường hợp của chị Mộc Miên (Hà Nội) lấy chồng đã 5 năm, hiện đang mang bầu bé thứ hai. Do sức khỏe yếu nên cô không thể đi làm mà chỉ ở nhà chăm con nhỏ, lo cơm nước dọn dẹp nhà cửa, còn vấn đề kinh tế một tay chồng lo liệu.

Vốn là người làm ra tiền, hàng tháng chồng cô có thu nhập gần 20 triệu, nhưng lại rất chi ly với vợ con chuyện chi tiêu. Mỗi sáng, trước khi đưa con gái đi học và đi làm, chồng Mộc Miên để 100 nghìn lên bàn uống nước. Đó là số tiền cô được phép chi tiêu trong ngày. Từ tiền ăn sáng, đồ ăn 2 bữa cho gia đình, thậm chí là tiền hoa quả, sữa cho con gái lớn.

1001 nỗi khổ của phụ nữ khi chồng là 'tay hòm chìa khóa'

Nhiều buổi sáng khi nhìn thấy tờ tiền chồng để lại tôi ứa nước mắt. Ảnh minh họa.

Mộc Miên tâm sự: “Cầm tờ 100 nghìn qua quán bún cạnh nhà ăn sáng hết 25 nghìn, vì bầu bí nên ăn sáng là điều đương nhiên... Rồi tôi đi chợ với số tiền còn lại đủ cho bữa ăn trưa và ăn tối, nhiều khi cũng muốn mua thứ gì đó nhưng vì không còn đồng nào trong túi cả. Nhiều buổi sáng khi nhìn thấy tờ tiền chồng để lại tôi ứa nước mắt. Hay những lúc nhìn mâm cơm chỉ có lèo tèo vài miếng thịt, vài con cá, cọng rau thì thấy chán nản, thương con lắm. Nhưng thực ra, chồng tôi cũng là người biết vun vén cho gia đình, anh đang phải nuôi cả nhà, số tiền còn lại trong tiền lương thì anh tiết kiệm hay mua sắm cho gia đình mà thôi”.

Cũng chung cảnh ngộ chồng quản lý chi tiêu gia đình, nhưng chị Bùi Loan (Thanh Hóa) còn trong tình trạng bi đát hơn. Khi hàng tháng, đồng lương công chức chưa đầy 4 triệu chị cũng phải nộp đủ cho chồng không thiếu đồng nào. Nhỡ có mua sắm đồ gì hay chi tiêu vào việc gì đó thì cũng phải giải trình cho đầy đủ, bằng không thì chồng sẽ cằn nhằn, cáu gắt.

Rồi từ khoản tiền lương của hai vợ chồng, anh ta sẽ tính toán và quy định tiền ăn của cả nhà một tháng, một tuần là bao nhiêu, sau đó cứ ngày thứ hai hàng tuần, anh sẽ đưa tiền đi chợ cả tuần cho vợ. Chị Loan chua chát nói: “Nhà mình cứ thứ hai hàng tuần là cãi nhau, mà thực ra đó là một ngày đặc biệt trọng đại với gia đình - ngày chồng phát tiền đi chợ. Vợ chồng mình luôn tranh cãi vì mình thì đề xuất mua thứ nọ thứ kia, nhưng anh cứ gạt đi nói không cần thiết".

1001 nỗi khổ của phụ nữ khi chồng là tay hòm chìa khóa

Cứ sáng thứ hai hàng tuần - ngày phát tiền chợ là vợ chồng chị Loan lại cãi nhau kịch liệt. Ảnh minh họa.

Mới kết hôn được nửa năm nhưng Thu Nga (Hà Nội) đã thấy chán cuộc sống hôn nhân. Cưới nhau khi chồng đã ngoài 30 tuổi còn Nga mới ra trường, rồi lại bầu bí nên chưa xin được việc làm. Những tưởng yêu nhau đã 3 năm rồi mới kết hôn, Nga đã thấu hiểu người đàn ông của mình, nhưng khi về ở cùng cô mới biết, anh ta là người đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành.

Trước đây, khi còn yêu, bất cứ ngày lễ Tết hay kỷ niệm gì anh cũng tặng quà, đưa cô đi xem phim, hay đi chơi…Thậm chí, thường xuyên cho Nga những khoản tiền để mua sắm trang sức, mỹ phẩm. Khiến cô tự hào lắm.

Nhưng từ khi kết hôn, sáng nào anh cũng đưa cho vợ 15 nghìn ăn sáng, ngoài ra không có bất cứ khoản nào khác. Vì sáng nào tiện đường đi tập thể dục, anh cũng tạt qua chợ đầu mối mua thức ăn cho cả ngày. Dĩ nhiên, hôm nào chồng nấu ăn sáng cho hai vợ chồng thì số tiền 15 nghìn kia cũng bị cắt. Dù cho Nga có cần chi tiêu bất kỳ khoản gì cũng phải hỏi ý kiến và xin tiền của chồng, còn anh ta lại ghi vào sổ khoản chi ngoài đó.

Thậm chí đến khi về thăm nhà, cô muốn mua cân hoa quả biếu các cụ cũng bị anh ta gạt phăng, hay càu nhàu không ngớt. Hôm nọ, chồng bận công việc đột xuất nên nói Nga đi chợ, tự nấu cơm. Cô mua 3 lạng thịt bò nhưng đắt hơn chồng mua thường ngày 5000 đồng, mà suốt bữa ăn bị chồng cằn nhằn, hằm hè đến ứa nước mắt.

chồng keo kiệt

Cô mua 3 lạng thịt bò nhưng đắt hơn chồng mua thường ngày 5000 đồng, mà suốt bữa ăn bị chồng cằn nhằn, hằm hè đến ứa nước mắt.

Nga tâm sự trên một diễn đàn: “Cuộc sống bế tắc quá! Mong sinh con khỏe mạnh, cứng cáp để tìm một công việc, được tự chủ một phần tài chính, thoát khỏi cuộc sống ăn bám như thế này”.

Người phụ nữ từ xưa được xem là “tay hòm chìa khóa” của gia đình và họ thường làm tốt chức năng đó. Tuy nhiên, một số người đàn ông bản tính chặt chẽ, chi li lại đòi giữ quyền đó trong gia đình khiến cuộc sống của người phụ nữ rất gò bó.

Họ không biết rằng, sự chi ly, tính toán của mình sẽ dẫn đến khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày càng lớn, khiến người phụ nữ bất mãn hơn. Thậm chí, khiến cho cuộc hôn nhân của họ có thể bị rạn vỡ. Việc quản lý chi tiêu, cân đong đo đếm các khoản chi tiêu của gia đình chỉ làm cho người đàn ông trở nên cô đơn trong chính ngôi nhà của họ mà thôi.

 Ngọc Châu

Ảnh minh họa

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Anh Tú tung ảnh cưới chính thức, nói 3 từ ngọt ngào với Diệu Nhi