Nguy cơ tử vong cao, di chứng nặng nề khi trẻ bị mắc viêm não do virus

2016-05-25 12:22
- Bệnh viêm não virus gây ra do nhiều loại virus khác nhau, vì vậy cách phòng tránh bệnh phải dựa vào căn nguyên khởi phát bệnh.

Dễ để lại di chứng về vận động, ngôn ngữ

Hiện nay, người ta phân căn nguyên gây ra bệnh viêm não virus thành hai loại. Loại đầu tiên là các virus gây viêm não tiên phát có đích đến là tế bào thần kinh và gây tổn thương trực tiếp cho các tế bào này như: Virus viêm não từ ngựa (họ Togaviridae); Các loại ve (họ Flaviviridae); Sởi, quai bị (họ Paramyxoviridae); Bại liệt, ECHO; Viêm gan A (họ Piconaviridae); Bệnh dại (họ Rhabdoviridae); Adenovirus do muỗi đốt (họ Adenoviridae)… Loại thứ 2 là các virus gây viêm não thứ phát gây tổn thương tế bào thần kinh đệm, gặp nhiều ở Việt Nam như: Rubella (họ Togaviridae); Cúm (họ Orthomyxoviridae); Sởi, quai bị (họ Paramyxoviridae)…

“Viêm não do virus có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng bởi nó do nhiều loại virus gây nên. Hậu quả chung của viêm não do virus là đều gây ra hội chứng não cấp và mức độ rối loạn nhận thức khác nhau”, Tiến sĩ Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Nguy cơ tử vong cao, di chứng rất nặng nề khi trẻ bị mắc viêm não do virus
Tiến sĩ Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng

Tiến sĩ Trương Đình Bắc cho hay những trường hợp bệnh nhân mắc viêm não do virus thường có biểu hiện khác nhau tùy thuộc theo căn nguyên (virus gây ra bệnh). Tuy nhiên dấu hiệu chung của viêm não virus là trẻ thường sốt cao, ngủ li bì, bán hôn mê, rối loạn về thần kinh cử chỉ và nhân cách. 50% trẻ mắc bệnh có những cơn co giật kiểu động kinh. Một số tổn thương khác như: rối loạn thân nhiệt, nhiều mồ hôi, đi tiểu nhạt màu…

“Viêm não do virus thường có biến chứng co giật, thậm chí là tử vong cao nếu như không được chữa trị kịp thời. Các trường hợp nếu thoát chết thì có thể để lại những di chứng liên quan tới vận động, ngôn ngữ, thần kinh…”, Tiến sĩ Trương Đình Bắc nói.

Nguy cơ tử vong cao, di chứng rất nặng nề khi trẻ bị mắc viêm não do virus

Ảnh minh họa.

Đừng để ổ dịch cạnh nhà

“Trong các loại virus gây ra bệnh viêm não virus thì Adenovirus gây nên bệnh viêm não Nhật Bản B thường để lại hậu quả rất nặng nề. Viêm não Nhật Bản do muỗi mang mầm bệnh đốt. Ổ chứa  trong thiên nhiên là những đàn lợn nái nuôi lưu cữu trong khu dân cư. Việc diệt bọ gậy, muỗi viêm não Nhật Bản là không thể làm được vì loại muỗi này thường đẻ trứng ngoài ruộng lúa”, Tiến sĩ Trương Đình Bắc cho hay.

Nguy cơ tử vong cao, di chứng nặng nề khi trẻ bị mắc viêm não do virus
Bệnh viêm não Nhật Bản lây qua đường muỗi đốt

Để phòng chống hiệu quả bệnh viêm não virus cần phải dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh.  Theo tiến sĩ Trương Đình Bắc: “Bệnh do Adenovirus lây qua muỗi, côn trùng, ve cắn thì phải hạn chế bị chúng đốt. Không để chuồng gia súc nằm sát nhà. Không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc, nhất là thời điểm hoàng hôn và bình minh, lúc muỗi hoạt động mạnh nhất… Khi đi ngủ thì cần phải buông màn để hạn chế muỗi đốt. Vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, không để nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng… Bệnh viêm não Nhật Bản có thể đạt hiệu quả phòng ngừa lên tới 90-95% nếu trẻ nhỏ được tiêm đủ 3 mũi vacxin”.

Cũng theo ông Trương Đình Bắc, với một số virus lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp như sởi, quai bị, herpes, cách phòng bệnh tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Trong trường hợp trẻ bị mắc bệnh cần cho trẻ nghỉ học để tránh cho bệnh phát tán thêm. Cho trẻ đi tiêm vacxin dịch vụ phòng bệnh sởi và quai sớm để tránh biến chứng về não. 

Ngoài ra, ông Trương Đình Bắc khuyến cáo thêm, hiện nay, các virus đường ruột (gây bệnh tay chân miệng) lân lan qua tiếp xúc, ăn uống vẫn chưa có vacxin phòng bệnh cho nên cần phải lưu ý. “Khi đưa trẻ nhỏ đi di dịch, ăn uống phố xá cần phải chọn những nơi đảm bảo vệ sinh. Luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thức ăn của trẻ phải đảm bảo dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi, vật dụng chứa thức ăn phải được ngâm tráng nước sôi trước khi dùng. Thường xuyên lau sàn nhà, rửa sạch đồ chơi cho trẻ… là cách phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất”, ông Trương Đình Bắc chia sẻ. 

Khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh viêm não do virus của Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế như sau:

1. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại, chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, rời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.

2. Khi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc.

3. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.

4. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.

5. Riêng đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản: tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất với 3 liều cơ bản:

- Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi;

- Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;

- Mũi 3: cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

 

 

 

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Hậu chia tay Cát Phượng, Kiều Minh Tuấn lộ vóc dáng gầy gò, cánh tay khẳng khiu khiến fan lo lắng