Rùng mình tác hại của việc nhịn tiểu trong thai kỳ, chưa biết sẽ ôm hận cả đời
Tin liên quan
Trong thai kỳ, nhu cầu tiểu tiện của mẹ bầu tăng lên, do tử cung giãn ra để em bé có không gian phát triển và chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu liên tục mắc tiểu, tuy nhiên, nhiều khi đang dở việc hoặc lười, hay không muốn thức dậy giữa đêm, mẹ bầu hay nhịn tiểu dẫn đến nhiễm trùng tiết niệu, nhuễm trùng thận. Nguy hại hơn, mẹ có thể bị nhiễm trùng huyết.
Nếu biết những tác hại đáng sợ của việc nhịn tiểu trong thai kỳ, ngay từ hôm nay, mẹ bầu đừng bao giờ kiềm chế nhu cầu đi vệ sinh của mình nữa, vì có thể gây hại cho cả mẹ và con.
Những tác hại đáng sợ khi bà bầu nhịn tiểu:
1/ Mẹ bị nhiễm trùng tiết niệu
Nếu bàng quang của mẹ đầy ứ nước tiểu, có thể dẫn điến nhiễm trùng tiết niệu khi vi trùng ngoài hậu môn và âm đạo xâm nhập dễ dàng.
2/ Nhiễm trùng thận
Khi mẹ bị nhiễm trùng tiết niệu, có thể gây biến chứng nhiễm trùng thận, viêm bàng quang.
3/ Suy thai
Nếu nhịn tiểu trong thai kỳ, bàng quang của mẹ phình to do ứ đọng nước tiểu, có thể chèn ép ngược lại tử cung khiến thai nhi gặp các vấn đề về hô hấp, bé cũng gặp vấn đề khi nhận dinh dưỡng từ mẹ dẫn đến suy thai.
4/ Sinh non
Do nhịn tiểu quá lâu, mẹ dễ bị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu dẫn đến sinh non do các triệu chứng viêm bàng quang, tiết niệu kích thích tử cung và gây nên các cơn co thắt.
5/ Sỏi thận
Mẹ bầu nhịn tiểu làm nước tiểu lắng đọng lâu trong bàng quang và gây ra chứng sỏi thận.
6/ Tiểu són, tiểu rắt
Việc mẹ bầu nhịn tiểu khiến phản xạ tiểu không đúng theo chu kỳ tự nhiên, dẫn đến việc mẹ bầu bị tiểu són, tiểu rắt.
7/ Thai chết lưu
Việc nhịn tiểu dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị viêm thận, bể thận khiến thai nhi có thể bị chết lưu nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Triệu chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai
Mẹ bầu sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy vào cấp độ bệnh. Mẹ cần nắm rõ để điều trị, đến bệnh viện kịp thời. Bệnh được chia làm 3 cấp độ từ nhẹ tới nặng.
3 cấp độ của bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai:
1/ Thể nhiễm khuẩn
Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Sau khi nhiễm bệnh, triệu chứng đầu tiên là mẹ thường đi tiểu nhiều trong ngày. Tuy nhiên, mẹ không nhận ra được điều này do thời kỳ mang thai mẹ thường mắc tiểu, nên nhầm lẫn với dấu hiệu thai kỳ. Mẹ bầu cần phải làm xét nghiệm đễ xác định mức độ bệnh. Nếu trong 1ml nước tiểu có chừng 100.000 vi khuẩn thì mẹ bầu đã bị mắc bệnh. Tuy nhiên, mẹ có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.
2/ Viêm bàng quang cấp
Ở giai đoạn bệnh nặng sau thể nhiễm khuẩn, tình trạng bệnh sẽ chuyển sang viêm bàng quang cấp. Triệu chứng lúc này của mẹ bầu là khó tiểu, đi tiểu cảm thấy đau buốt, nhưng không sốt. Có 1,3% mẹ bầu mắc bệnh mức độ này. Không như ở thể nhiễm khuẩn, giai đoạn này việc điều trị sẽ khó khăn hơn, mẹ bầu cần nhập viện.
3/ Viêm đài - bể thận cấp
Khi bệnh đã chuyển qua giai đoạn này là mẹ bầu đã bị nhiễm trùng rất nặng. Lúc này mẹ bầu sẽ bị sốt, lạnh người, đau hông, đau lưng, nôn, gặp các rối loạn về tiểu tiện. Nếu bệnh phát triển đến giai đoạn này, mẹ cần nhập viện điều trị vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đe dọa tính mạng bé.
Mẹ phải làm gì để phòng ngừa tác hại đáng sợ của việc nhịn tiểu?
- Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, không nên nhịn chỉ vì lười đứng dậy hoặc đang dở việc.
- Vào những ngày quá bận, mẹ bầu có thể tìm cách hạn chế số lần đi tiểu bằng cách uống ít nước lại một chút. Tuy nhiên, đừng bao giờ uống ít hơn 2 lít.
- Để tránh tình trạng phải thức dậy đi tiểu giữa đêm, mẹ bầu không uống nước trước khi đi ngủ.
- Không ăn các loại trái cây nhiều nước như dưa hấu, cam, bưởi… trước giờ đi ngủ khoảng 1-2 tiếng.
- Mẹ nằm ngủ đúng tư thế để giảm áp lực lên bàng quang, giảm số lần đi tiểu trong đêm.
Theo Webtretho
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất