Mách mẹ cách "xử lý" khi con nói dối

Thảo Nguyên 2016-05-20 11:50
- Khi bắt đầu bước vào tuổi chập chững cho đến lúc trưởng thành, bọn trẻ đều nói dối ít nhất một lần. Nhưng nếu bố mẹ có những "chính sách" đúng đắn và kiên trì, hầu hết bọn trẻ sẽ học được cách trở thành người trung thực.

Trẻ em hay người lớn nói dối vì cùng những lý do tương tự nhau: để tránh khỏi rắc rối, phục vụ lợi ích cá nhân, gây ấn tượng, bảo vệ một ai đó hoặc để tỏ ra lịch sự. Khi trẻ càng lớn, mức độ nói dối càng “tinh vi” và “uyển chuyển” hơn, vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu để có cách phản ứng phù hợp với việc nói dối theo từng độ tuổi của trẻ; trong khi đó, bố mẹ cũng cần giúp trẻ nhận ra đâu là những lời nói dối lịch sự nhằm giúp xoa dịu cảm xúc của người đối diện.

1. Nói dối ở trẻ chập chững: từ 2 đến 4 tuổi

Bởi vì trẻ chập chững biết đi có những hạn chế về ngôn ngữ, chúng không thể trình bày rõ ràng quan điểm của mình về một vấn đề đã xảy ra và kết thúc như thế nào. Ở tuổi này, trẻ nắm bắt một cách mơ hồ sự khác biệt giữa thực tế, mơ mộng, mong muốn, tưởng tượng và sợ hãi. Nỗi xúc động mạnh có thể làm cậu bé 2 tuổi của bạn liên tục khẳng định “Anh ăn bánh của con” trong khi anh trai của cậu rõ ràng không hề ăn một cái nào. Nhưng bố mẹ đừng nhất mực hỏi cậu “tại sao con nói dối?”, vì ở lứa tuổi này, các cậu bé đang có cuộc đấu tranh về quyền lực bằng cách phản đối lại bất cứ những gì người lớn nói. Thay vào đó, hãy thử một cách ngoại giao mềm mại hơn như câu hỏi “Thật không? Thế mà mẹ lại thấy một mẩu bánh trên cằm của con”. Cách nói này sẽ tránh một trận chiến xảy ra. Trẻ chập chững quá nhỏ để bị trừng phạt vì tội nói dối, nhưng những cha mẹ tinh tế có thể bắt đầu khuyến khích tính trung thực của con.

Mách mẹ cách xử lý khi con nói dối

Trẻ ở tuổi chập chững biết đi thường có khuynh hướng phản đối bất kì câu nói nào của bố mẹ, vì vậy bạn nên tránh những cuộc nói chuyện quá dài và quá sâu vào lời nói dối của con trừ khi nó thật sự nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)

Khoảng 4 tuổi, trẻ có thể nói rõ ràng hơn. Đây là lúc bạn có thể giải thích một cách đơn giản nói dối là gì và tại sao nói dối là xấu. Ngay sau hành vi nói dối của con, bạn có thể bắt đầu “Mình sẽ cùng nói chuyện về những lời nói dối và tại sao không nên nói dối nhé”. Đây không cần thiết phải là cuộc trao đổi kéo dài nhưng sẽ gửi đến bọn trẻ thông điệp rằng sự trung thực là rất cần thiết. Để đáp lại một lời nói dối của trẻ 4 tuổi, bạn hãy trả lời một cách nghiêm túc “Mẹ thấy con đang không nói sự thật”, hoặc “Con có chắc chắn rằng điều đó xảy ra không?”, sau đó chuyển sang thái độ nhẹ nhàng sửa lỗi cho con. Tránh đối đầu và đào sâu vào lời nói dối của con trừ khi nó thật sự nghiêm trọng.

 2. Nói dối ở trẻ đi học: từ 5 đến 8 tuổi

Trong độ tuổi từ 5 đến 8, trẻ em sẽ nói nhiều dối nhiều hơn để kiểm tra xem chúng có thể “thoát tội” với những vấn đề nào, đặc biệt là những lời nói dối liên quan đến trường, lớp, bài tập về nhà, giáo viên và bạn bè. Duy trì những lời nói dối tuy vậy, vẫn khó khăn với trẻ mặc dù chúng đã biết cách che giấu “bài bản” hơn. Những quy định và trách nhiệm bố mẹ đặt lên trẻ con ở lứa tuổi này thường khá nhiều, dẫn tới việc trẻ sẽ thường xuyên nói dối để làm dịu các đòi hỏi mà chúng không thể đáp ứng. Nhưng may mắn thay, hầu hết những lời nói dối (ví dụ như: Hôm nay, cô không giao bài tập về nhà nào) đều dễ phát hiện. Bố mẹ cần nói chuyện cởi mở với con, khen ngợi con khi con có hành vi trung thực.

Mách mẹ cách xử lý khi con nói dối

Hãy cẩn thận với những câu nói dối của mình cho dù rất nhỏ sẽ gửi một thông điệp làm rối trí con trẻ 

Vì trẻ em tuổi đi học rất chú tâm quan sát, nên điều quan trọng nhất là bố mẹ phải làm tấm gương tốt cho con. Bạn có thể giảng giải rất nhiều về tầm quan trọng của sự trung thực, nhưng những điều đó sẽ giảm giá trị đi nếu con bạn bắt gặp bạn đang nói dối. Với những tình huống phức tạp hơn, như khi trẻ phải cám ơn một món quà mà nó không thích, bạn cần giải thích khía cạnh tích cực của món quà. Ví dụ như “Mẹ biết con không thích cái áo len này nhưng hãy nghĩ xem, bà đã mất công thế nào để đan nó cho con. Đó mới là điều đẹp nhất ở món quà và con nên cám ơn bà vì điều này”.

 3. Nói dối ở trẻ lớn hơn: từ 9 đến 12 tuổi

Hầu hết trẻ em ở độ tuổi này đều đang hình thành tính chăm chỉ, đáng tin cậy và có lương tâm, nhưng chúng cũng “chuyên nghiệp” hơn trong các lời nói dối, nhạy cảm hơn với hậu quả mình gây ra và xuất hiện cảm giác tội lỗi nhiều hơn sau khi nói dối. Đây là lúc bạn có thể bắt đầu nói chuyện thẳng thắn và lâu hơn với con về tính trung thực và những lời nói dối tế nhị để con không bị nhầm lẫn. Bắt đầu cuộc trò chuyện như: “Con biết rằng nói sự thật là việc đúng phải không? Nhưng có những thời điểm cũng đúng khi cần tỏ ra lịch sự và không làm người khác buồn. Ví dụ chúng ta đến nhà bạn mẹ chơi, cô ấy nấu món ăn mà con không thích, sẽ không lịch sự lắm nếu con tỏ thái độ và từ chối không ăn. Con nên ăn và cám ơn cô ấy. Như thế con sẽ là một cậu bé đáng yêu và luôn được chào đón trong ngôi nhà của cô ấy”.

Mách mẹ cách 'xử lý' khi con nói dối

Khi trẻ lớn hơn, bạn đã có thể nói chuyện lâu hơn và giải thích cho con hiểu về những lời nói dối khi cần tỏ ra lịch sự 

Trong giai đoạn này, vai trò làm gương của bố mẹ vẫn rất quan trọng. Bạn cũng nên chủ động gần gũi và dành thời gian chơi đùa, nói chuyện cùng con. Trẻ có mối quan hệ tốt với bố mẹ sẽ thoải mái nói chuyện, chia sẻ thông tin và có nhiều khả năng nói thật hơn. Nhưng bạn cũng nên nhận thức rằng con sẽ không luôn nói thật với bạn. Hãy dành một vài phút để nghĩ xem tại sao con lại nói dối trước khi nổi nóng, sẽ giúp bạn có các ứng xử hợp thích hợp với lời nói dối của con.

Thảo Nguyên

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 3 con giáp nữ nổi tiếng khó khuất phục, tán đổ không phải dễ