Đây chính là những thời điểm thai nhi NGHỊCH nhất, mẹ tranh thủ TRÒ CHUYỆN, CHƠI ĐÙA với con nhé
Tin liên quan
Sau khi ăn
Sau khi ăn là thời điểm thai nhi có nhiều chuyển động thường xuyên trong bụng mẹ. Bởi vì sau khi ăn, lượng đường trong máu của người mẹ tăng lên, ngoài ra, bé cũng được cung cấp dinh dưỡng. Trường hợp mẹ không cảm nhận thai nhi đạp, mẹ có thể làm tăng lượng đường trong cơ thể để kích thích bé đạp bằng cách uống một cốc nước ép trái cây. Mẹ lưu ý không nên uống các loại nước ngọt có ga hoặc nước ép sẵn vì chúng nhiều đường hóa học sẽ không tốt cho cả mẹ và thai.
Trước khi đi ngủ
Không chỉ có mẹ tương tác với thai nhi mà bé cưng trong bụng cũng “chủ động” tương tác với mẹ nữa đấy. Trong khi mẹ hoạt động, thai nhi lại ít có chuyển động, ngược lại khi mẹ bắt đầu đi ngủ hoặc đã chìm vào giấc ngủ, em bé sẽ cảm thấy buồn chán và bắt đầu đạp nhiều hơn như ra “tín hiệu” muốn được tương tác cùng mẹ. Đây cũng là thời điểm mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những cú đạp của con trong bụng.
Khi bé nghe thấy âm thanh bên ngoài
Vào tuần thai thứ 24, não bộ thai nhi đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, khi đó, bé có thể lắng nghe rất rõ âm thanh ở thế giới bên ngoài, kể cả phân biệt được giọng nói của bố và mẹ. Vậy nên, các chuyên gia thường khuyến cáo các bà mẹ nên chăm các hoạt động thai giáo bằng âm thanhở thời điểm này. Khi được nghe mẹ hát, kể chuyện hoặc trò chuyện, bé sẽ có phản ứng lại bằng những cú chồi đạp của mình, có lúc nhẹ nhàng, có lúc trở nên “mạnh mẽ”.
Khi mẹ bầu tắm
Tắ m là khoảng thời gian người mẹ được thư giãn, tinh thần được cảm thấy thoải mái nhất. Khi đó, thai nhi cũng cảm nhận được nguồn “năng lượng” tích cực từ người mẹ truyền sang. Nếu biết tận dụng khoảnh khắc này, mẹ sẽ cảm nhận thấy thai nhi không chỉ đạp mà như “nhảy múa” trong bụng mình đấy!
Khi tác động vào vùng bụng của mẹ
Bụng của mẹ là không gian sống và lớn lên của thai nhi, kể từ khi thính giác của con phát triển hoàn thiện, bé có thể cảm nhận được những tác động lên vùng bụng của người me. Do vậy, mọi tác động trực tiếp lên vùng bụng đều có thể khiến bé phản ứng lại. Chính vì vậy, khi bố hoặc mẹ chạm tay hoặc xoa nhẹ bụng bầu sẽ dễ dàng cảm nhận thấy những cú đạp của thai nhi, có lúc sẽ rất rõ, song có lúc cũng khá mơ hồ. Các ông bố, bà mẹ cần xoa bụng bầu nhẹ nhàng để tránh tổn thương em bé.
Những trò thai nhi thích làm trong bụng mẹ
1. Bé nấc
Đây là hiện tượng khá bình thường khi bé đã được trên 24-28 tuần tuổi, mẹ sẽ nghe thấy tiếng bé nấc trong bụng giống như tiếng nhịp tim đập hoặc tiếng “pop, pop” vậy. Tuy nhiên, không phải thai nhi nào cũng nấc khi trong bụng mẹ, tùy theo cơ địa của mẹ cũng như cơ địa của bé, bé có thể nấc từ 1-2 lần/ngày hoặc nấc nhiều hơn nhưng cũng có bé không bao giờ nấc.
2. Bé khóc
Thực hư chuyện thai nhi khóc trong bụng mẹ đến nay vẫn chưa có câu trả lời, và các nhà khoa học vẫn đang đau đầu nghiên cứu về hiện tượng kỳ lạ này. Bởi từng có tin đồn rằng, một phụ nữ Ấn độ và Trung Quốc đã nghe thấy tiếng trẻ khóc phát ra từ bụng bầu của mình.
2 câu chuyện nhanh chóng lan truyền và gây nên sự tò mò thích thú trong dư luận. Đây cũng chính là một trong nền tảng đầu tiên cho vấn đề thai giáo hiện nay. Vì người ta tin rằng, cảm xúc của thai nhi không chỉ bắt đầu khi sinh ra mà đã được hình thành từ khi trong bụng mẹ, việc thai giáo thai nhi sẽ giúp đứa trẻ được sinh ra giàu cảm xúc và thông minh hơn.
3. Không chỉ ngủ mà còn mơ
Ngủ là ưu tiên hàng đầu của các bé trong bụng mẹ. Các bé sẽ dành 90-95% thời gian trong ngày để ngủ. Tuy nhiên, thời gian ngủ của bé trong bụng mẹ rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/lần và giấc ngủ cũng không sâu. Đôi khi, mẹ chỉ cần cử động hoặc tác động nhẹ vào bụng là bé đã thức dậy.
Đặc biệt, một số nhà khoa học tin rằng, bé còn có thể ngủ mơ ngay từ trong bụng mẹ. Giống như sau khi chào đời, bé có thể mơ về những điều đã biết, như cảm nhận trong tử cung. Càng gần ngày sinh, bé có thể ngủ 85-90% thời gian trong ngày, tương đương với bé sơ sinh.
4. Bơi lượn "tung tăng"
Bơi cũng là một kĩ năng đặc biệt và hoạt động thai nhi trong bụng mẹ rất thích làm. Nguyên nhân các bé có thể bơi là vì từ khi được hình thành đã sống trong môi trường chất lỏng, chính là nước ối của mẹ.
Thai nhi sẽ bơi nhiều nhất từ tháng thứ 2-5 của thai kỳ vì khi đó không gian trong tử cung còn rộng rãi. Khi các bé lớn hơn thì sẽ chỉ xoay qua xoay lại vì không còn đủ chỗ để bơi.
5. Thưởng thức vị ngọt ngào
Bắt đầu từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7, bé đã có thể nếm các hương vị từ trong bụng mẹ, đó có thể là vị mặn hoặc ngọt của nước ối. Đây cũng là thời điểm, vị giác của bé phát triển rất mạnh, còn mạnh hơn cả người lớn nên bé thấy gì cũng ngon tuyệt. Tuy nhiên, đến tháng cuối thì vị giác lại giảm đi so với những tháng trước.
Ngoài ra, nếu mẹ ăn những thức ăn quá mặn hoặc có nhiều mùi vị như hành, tỏi, gừng thì bé cũng đều cảm nhận được hết thông qua nước ối. Mẹ cũng lưu ý, không nên ăn quá mặn hay quá ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho con yêu chút nào.
6. Nuốt nước ối
Nước ối là do cơ thể mẹ tiết ra, có tác dụng tạo ra khoang nước giúp cho thai nhi được an toàn và tránh khỏi các va đập. Nước ối được sản sinh và hấp thụ ngay trong vòng 24 giờ, có nghĩa là sau một ngày đêm nước ối thì nước ối sẽ thay đổi và làm mới. Khi ở trong bụng mẹ, thai nhi uống nước ối vào bụng, nước ối hấp thu vào máu và thải ra ngoài qua đường nước tiểu hòa vào nước ối, cơ thể mẹ hấp thu nước ối rồi lại tiếp tục sản sinh nước ối mới liên tục nhằm đảm bảo cho nước ối luôn sạch. Do vậy, các bé từ trong bụng mẹ sẽ liên tục nuốt nước ối mà không hề bị sặc.
7. Nghịch dây rốn
Ngoài nước ối thì dây rốn là "người bạn" duy nhất của em bé ở trong bụng mẹ nên chắc chắn những bé nghịch ngợm sẽ không bỏ qua chuyện nghịch dây rốn.
Các bé sẽ lắc lư, xoắn tròn, đu lên dây rốn. Có nhiều trường hợp, các bé nghịch ngợm còn khiến dây rốn quấn quanh cổ 1-2 vòng hoặc bị thắt nút lại.
8. Đấm đá, tập thể dục
"Hoạt động giải trí" của bé trong bụng không chỉ có nghịch dây rốn mà còn có "tập thể dục". Khi muốn chơi đùa với mẹ, bé có thể đấm, đá hoặc thúc mạnh vào bụng mẹ. 3 tháng giữa là khoảng thời gian mẹ dễ nhận thấy con đạp nhất. Không ít bé "có tốt chất vận động viên từ nhỏ" còn đá khiến bụng mẹ méo hẳn đi.
9. Làm mặt "xấu"
Không phải các bé trong bụng mẹ là không có cảm xúc đâu nhé. Nhiều hình ảnh siêu âm 4D đã cho thấy các bé có thể làm đủ mọi biểu cảm khuôn mặt như khóc mếu, cười, lè lưỡi,...
10. Mút mút tay ngon
Theo các chuyên gia, ở tuần thứ 30 trở đi, bé đã bắt đầu có xúc giác và bé thích mút ngón tay cái hơn bất cứ hành động nào khác. Tuy nhiên, thi thoảng bé cũng sờ lên mặt hoặc sờ cánh tay, đầu gối, nghịch dây rốn.
11. Cùng nhào lộn nào!
Từ tuần 20-24, bé bắt đầu có những vận động từ nhẹ nhàng đến mạnh trong bụng mẹ. Một trong những vận động đó là huých và nhào lộn. Từ tuần 29 trở đi bé ngày càng hoạt động mạnh hơn và 2 tuần cuối ở thai kỳ bé lại hạn chế vận động do cơ thể lúc này khá nặng, di chuyển khó khăn, tử cung cũng chật hơn.
Cũng theo các bác sỹ khoa sản, từ tuần 29 trở mẹ cần theo dõi sự vận động của bé, nếu cứ cách 10 phút bé cử động hoặc huých nhẹ hay mạnh vào bụng mẹ thì không đáng lo, nhưng bé nằm quá lâu mà không có cử động gì mẹ cũng cần phải cân nhắc đến bệnh viện khám ngay nhé.
12. Đi tiểu thôi!
Bé cũng đã bắt đầu biết đi tiểu ngay từ khi 3 - 4 tháng tuổi và ở 7 tháng tuổi, mỗi giờ bé tiết ra khoảng 10ml, trước khi sinh bé tiết nhiều hơn với 27ml. Nước tiểu và các chất thải của bé sẽ theo nhau thai của mẹ và bài tiết ra ngoài.
Vân Anh (T/H)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất