Chặn đứng cú sốc tâm lý khi trẻ có thêm em

Trang Minh 2016-08-15 07:30
- Trước khi có ý định có thêm con, bạn bắt buộc phải làm những điều này để chuẩn bị tâm lý cho đứa con lớn, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Một câu chuyện đau lòng đã xảy ra ở Trung Quốc khi chị gái 8 tuổi đã ném em trai 2 tháng tuổi từ ban công tầng 8 xuống đất. Hậu quả là bé trai đã tử vong, để lại sự mất mát quá lớn đối với đại gia đình. 

Ngoài việc bị bỏ rơi, phớt lờ khi có thêm em, bé gái này còn bị người lớn trêu đùa bằng câu "Cháu ra rìa vì bố mẹ cháu đã có em trai". Cô bé đã bị sốc và gây ra cái chết cho em trai mình.

7 cách chặn đứng cú sốc tâm lý khi con có thêm em

Sự việc này chỉ là một trong nhiều trường hợp khác liên quan đến sốc tâm lý ở trẻ nhỏ khi gia đình có thêm em bé. Do vậy, việc chuẩn bị tâm lý cho con trước khi để con trở thành anh, chị là công việc nhất định bạn phải làm.

Trẻ sẽ thích hoặc không thích có thêm em?

Với gia đình nhỏ hiện nay, để ổn định và lo cho con tốt hơn thì một đứa trẻ thường được nuông chiều hết mực. Khi có thêm một em bé nữa, bố mẹ cần có thời gian và tâm trí lo lắng, chăm sóc trẻ nhỏ hơn. Còn bé lớn có thể bị bố mẹ ít quan tâm, thậm chí là phớt lờ. Điều này khiến cho trẻ bị sốc, cảm thấy bị tổn thương và ghen tỵ. Trước đây cả nhà quan tâm, yêu thương trẻ, giờ thì lại dồn hết vào em bé. Những biểu hiện rõ ràng ở trẻ như sau:

7 cách chặn đứng cú sốc tâm lý khi con có thêm em

- Trẻ trở nên lì lợm, ít nói, thích thu mình nhiều hơn.

- Trẻ muốn thu hút sự chú ý quan tâm của người lớn bằng cách la hét, quậy phá nhiều hơn.

- Trẻ hay khóc, hay hờn và trách bố mẹ không quan tâm.

- Trẻ thường so sánh với em bé như: sao mẹ lúc nào cũng ôm em, sao mẹ không ngủ với con như trước...

- Trẻ ngại gần gũi em bé, không thích nói chuyện hay chơi với em, thậm chí nói "con ghét em", "con không thích em bé"...

- Trẻ có những đòi hỏi vô lý như: đòi đi chơi trong lúc bạn đang cho em bé ăn...vv.

- Ganh tỵ, đánh em và giành đồ chơi.. với em.

Những biểu hiện trên đây thể hiện sự thay đổi tâm lý của trẻ khi chưa được bố mẹ chuẩn bị trước khi có em. Đột nhiên trong gia đình có thêm một em bé và cách đối xử của các thành viên khác trong gia đình cũng thay đổi theo khiến trẻ cảm thấy lạ lẫm, bị bỏ rơi.

Chuẩn bị tâm lý từng bước cho trẻ lớn

Từ những ngày đầu của thai kỳ, bạn cần phải chọn những thời điểm thích hợp để giải thích về sự có mặt của em bé trong bụng và vai trò mới của trẻ trong gia đình trong thời gian tới để trẻ làm quen.

Cách chặn đứng cú sốc tâm lý khi con có thêm em

Bước 1: Chuẩn bị về sự có mặt của 1 em bé trong nhà.

Ở bước này, bạn nên thăm dò phản ứng của trẻ bằng cách hỏi những câu đơn giản như "Con có thích có thêm em không?, Nếu giờ mẹ đẻ thêm em, con có vui không?, nhà mình có thêm em bé như nhà chị Na hàng xóm, con nghĩ sao?,..

Kế tiếp, bố mẹ cần trò chuyện với con nhiều hơn về một em bé sắp sinh ra. Có thể kể câu chuyện ngày xưa bố mẹ có em như thế nào, cảm thấy ra sao...

Hỏi trực tiếp suy nghĩ, mong muốn của trẻ khi có thêm em bé. Chỉ cho trẻ thấy sự có mặt của em bé trong bụng mẹ, cho trẻ sờ bụng mẹ khi em bé đạp, kể cho trẻ nghe về những ngày tháng mang thai trẻ ra sao...

Bước 2: Cùng trẻ chuẩn bị đón thành viên mới trong gia đình

Khi chuẩn bị đồ sinh con, bạn đừng nên quên đưa trẻ đi cùng. Để trẻ cảm nhận được sự quan trọng và vai trò của bản thân trong việc đón chào một em bé nữa ra đời.

Cách chặn đứng cú sốc tâm lý khi con có thêm em

Bố mẹ có thể đưa trẻ đi chọn quần áo cho em bé, hỏi ý kiến trẻ về màu sắc như "Con nghĩ em thích màu vàng hay màu trắng? Con chọn cho em khăn màu gì nào?...

Bước 3: Khẳng định sự công bằng của bố mẹ đối với trẻ và em bé

Trẻ con muốn được yêu thương, chiều chuộng. Và thật không dễ dàng và công bằng cho trẻ khi bạn dồn hết sự quan tâm cho em mà lạnh nhạt với trẻ. 

Vì thế, để trẻ yên tâm và yêu thương em, không ganh tỵ hay có hành động làm hại đến em bé thì bạn cần khẳng định cho trẻ hiểu rằng "Bố mẹ đều yêu thương con và không bao giờ bỏ rơi con". 

Hãy phân công nhau để chăm sóc và yêu thương những đứa trẻ cho phù hợp, nếu mẹ chăm sóc em bé thì bố phải quan tâm đến bé lớn trong nhà.

Tất cả những việc nhỏ nhất, bạn đều phải quan tâm đến cả hai con, bởi trẻ rất nhạy cảm nên rất dễ nhận ra sự hơn thua. Mua đồ chơi cho cả hai con, mua quần áo, mua bánh...cho các con.

Bước 4: Nói về vai trò quan trọng của trẻ lớn 

Khi trở thành anh, chị, trẻ cần chuẩn bị về tâm lý. Bạn nên để trẻ hiểu được làm anh, chị là như thế nào. Hãy giao một số công việc chăm sóc em, trông em và chơi với em cho trẻ để trẻ yêu thương và gần gũi em hơn.

Chặn đứng cú sốc tâm lý khi trẻ có thêm em

Mỗi khi nói chuyện với trẻ hãy dùng "Hai chị em" "hai anh em" thay vì chỉ nói một đứa trẻ để tạo sự kết nối, gần gũi.

Những điều cần tránh:

- Phớt lờ, thiếu quan tâm đến trẻ lớn.

- Cáu gắt, khó chịu, hay phạt trẻ hơn trước.

- Đùa trẻ bằng câu: Con sắp bị ra rìa rồi, con mà hư mẹ không yêu con nữa, con không thương em à, mẹ đã nuốt em bé vào bụng, em bé chui vào bụng mẹ rồi....

- So sánh trẻ với em bé.

Những điều trên đây nếu bạn chuẩn bị tốt, bạn sẽ tránh được cho con bị sốc tâm lý trước khi có thêm em bé trong nhà. Từ đó, trẻ sẽ yêu quý, gần gũi với em hơn, hạn chế tối đa chuyện ganh tỵ hay ghét em. Sau này những đứa con trong gia đình sẽ hòa thuận và yêu thương nhau hơn.

 

Trang Minh (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bí ẩn hiện tượng đầu thai tìm người yêu cũ....