Hội chứng FOMO là gì? Bạn phải làm gì để thoát khỏi nỗi sợ này?
Tin liên quan
Hội chứng FOMO là gì? Nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?
Khắc phục hội chứng FOMO chỉ có hiệu quả khi bạn hiểu rõ nó là gì và nó có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý như thế nào.
Hội chứng FOMO còn gọi là “nỗi sợ bỏ lỡ” và nó đang xuất hiện ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đây là loại cảm giác/nhận thức rằng những người thể hiện trên các mạng xã hội đang sống tốt hơn, vui vẻ và hạnh phúc hơn bạn.
Chuyên gia tâm lý cho biết: Người mắc hội chứng FOMO thường liên quan đến cảm giác ghen tị mạnh mẽ và có lòng tự tôn cũng cao hơn người khác. Những đặc điểm tính cách và tâm lý này sẽ nghiêm trọng hơn khi họ dùng mạng xã hội.
Tính chất của FOMO không những khiến bạn cảm thấy rằng trên mạng đang có nhiều điều tốt cho mình mà còn khiến bạn sợ bỏ lỡ điều gì đó quan trọng mà những người khác đang trải qua.
Các phương tiện truyền thông bên cạnh những thông tin tích cực thì còn đầy rẫy những điều dễ khiến con người ta so sánh, ghen tỵ, tự ti hoặc tiếc nuối khi đem chúng ra so với cuộc sống đời thực của mình.
Chính vì vậy, cảm giác vốn “bình thường” và chân thực của bạn trở nên lệch lạc. Bạn thường xuyên cảm thấy rằng mình thua kém người khác. Những thứ đẹp đẽ, vui vẻ, hào nhoáng thể hiện trên mạng xã hội làm bạn thấy mình “không có gì cả”.
Một khi mắc phải hội chứng FOMO, bạn dễ có suy nghĩ tiêu cực, lệch chuẩn, lòng đố kỵ cao hơn và đánh mất rất nhiều điều giá trị ngoài đời thực. Bên cạnh đó, sức khỏe thể chất cũng ảnh hưởng không kém.
Làm gì để khắc phục hội chứng FOMO?
Khắc phục hội chứng FOMO không quá khó khăn, bạn có thể tự mình thực hiện trước khi nhờ đến sự hỗ trợ của người có chuyên môn.
Nghiên cứu cho thấy, nỗi sợ bỏ lỡ đa số xuất phát từ cảm giác không hài lòng và thấy bản thân luôn bất hạnh trong cuộc sống. Những người này sẽ có xu hướng dùng mạng xã hội nhiều hơn.
Thay đổi trọng tâm cuộc sống của bạn
Mạng xã hội là nơi phô bày quá nhiều những hình ảnh về những điều mà bạn cảm thấy mình không có. Đây là lý do tương tác càng nhiều, bạn càng dễ bất mãn với cuộc sống của chính mình.
Vì vậy, thay vì cứ chăm chăm nhìn vào điều bạn thiếu, hãy tập trung vào những thứ bạn đang có dù nó nhỏ nhặt.
Chẳng hạn nhìn bạn bè đăng ảnh đi du lịch, thay vì ganh tỵ vì mình không được đi, sao bạn không nhìn lại rằng mình đang có những bữa cơm ấm cúng bên gia đình?
Ngoài ra, bạn có thể cài đặt trang mạng xã hội đang dùng để hiển thị nhiều hơn về những điều có thể giúp bạn tích cực và hài lòng với bản thân cũng như cuộc sống thực.
Hãy để cho các thiết bị kỹ thuật số được “detox”
Điện thoại, máy vi tính bên cạnh phục vụ việc học, công việc, liên lạc thì chúng cũng là nơi mà bạn dùng mạng xã hội liên tục.
Hãy xem xét hạn chế các ứng dụng mà bạn cảm thấy không cần thiết và chúng đang khiến bạn rơi vào hội chứng FOMO.
Thay vì tìm sự tán dương của đám đông, chi bằng tự nhìn lại mình
Dùng mạng xã hội có thể khiến bạn nghiện cảm giác thể hiện bản thân để đạt được sự đồng tình, tán thưởng của công chúng trên đó. Điều này khiến bạn dễ sống trong ảo tưởng nhiều hơn và cũng luôn lo sợ bị bỏ lỡ.
Thay vì vậy, bạn hãy thử một sở thích khác, chẳng hạn như viết nhật ký. Nơi đây không có ai nhìn thấy, đánh giá bạn nhưng nó giúp bạn tĩnh lặng lại, tự kiểm điểm chính mình cũng như tìm thấy những điều khiến bạn hạnh phúc thực sự.
Đừng bỏ quên những kết nối đời thực
“Sống ảo” đang là hiện tượng phổ biến đến mức đáng báo động. Để khắc phục và đề phòng rơi vào hội chứng FOMO, bạn nên kết nối và gặp gỡ nhiều hơn với người thân, bạn bè, đồng nghiệp…
Những mối quan hệ trực tiếp luôn có độ trung thực cao hơn. Họ cũng là những người dễ dàng lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ bạn một cách chân thực nhất.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết cách khắc phục hội chứng FOMO, đem lại một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn.
Thiên Khuê (Theo Mind)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất