Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn cho mẹ sau sinh
Tin liên quan
Việc mang thai rồi sinh con mang đến biết bao mệt mỏi, cực nhọc và cả đau đớn cho người mẹ, đặc biệt với những mẹ sinh thường nhưng phải rạch tầng sinh môn. Rạch tầng sinh môn là thủ thuật rạch một đường tại vùng tầng sinh môn (giữa âm đạo và hậu môn) nhằm giúp mở rộng đường ra và để em bé chào đời dễ dàng hơn. Thông thường các cơn co tử cung khiến cổ tử cung mở rộng, đồng thời đầu em bé chúc xuống khung chậu của mẹ để chui ra ngoài mà không cần bất cứ biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên ngày nay thủ thuật rạch tầng sinh môn khá phổ biến ở các ca sinh thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu do thai phụ không có sức rặn và rạch để loại trừ rủi ro biến chứng khi sinh.
Sau sinh sản phụ sẽ phải đối mặt với vết đau tầng sinh môn, nếu không được chăm sóc đúng cách, vết khâu tầng sinh môn sẽ lâu lành và gây khó chịu, đau đớn.
1. Luôn giữ vùng sinh môn sạch sẽ và khô ráo
Đây là điều cần ghi nhớ đầu tiên trong chăm sóc vết khâu tầng sinh môn. Giữ vùng tầng sinh môn sạch sẽ, khô ráo sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Sau mỗi lần đi vệ sinh, nên rửa bằng nước sạch, sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng.
2. Giữ vùng kín thông thoáng
Vết khâu tầng sinh môn cần được giữ thông thoáng để hồi phục nhanh hơn. Đừng cố mặc những chiếc quần lót bó sát hay chật ních. Thay vào đó mặc quần chất liệu thoáng mát, hơi rộng và “thả rông” cho cô bé ít nhất vài tiếng mỗi ngày.
3. Uống thuốc đúng giờ
Nếu được bác sỹ kê bất cứ đơn thuốc nào, cũng cần uống thuốc đúng giờ và đúng liều như trong hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng vì có thể ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ.
4. Chú ý khi đi lại
Chú ý mỗi lần thay đổi tư thế, đứng lên hay ngồi xuống. Mỗi lần thay đổi tư thế bạn sẽ cảm thấy đau nhói một chút ở tầng sinh môn, vì thế cần nhẹ nhàng hết mức có thể để không ảnh hưởng đến vết khâu.
5. Sử dụng khăn giấy
Mặc dù sau sinh mẹ dùng băng vệ sinh để thấm hút sản dịch nhưng vẫn cần dùng thêm khăn giấy để thấm hút thêm, ngăn không cho sản dịch dính và gây viêm nhiễm vết khâu.
6. Hãy cắt móng tay
Để móng tay dài có thể gây xước vết khâu tầng sinh môn những khi lỡ chạm tay vào hoặc khi vệ sinh vùng kín. Vì thế cắt ngắn móng tay để giảm thiểu rủi ro này.
7. Chườm đá lạnh
Nếu vết khâu sưng và nhức, có thể dùng đá viên chườm vào vết khâu, triệu chứng đau sẽ giảm đáng kể. Ngoài cách này có thể dùng dưa chuột. Bạn cắt dưa chuột thành lát mỏng, sao đó bọc kín trong miếng vải sạch và áp vào chỗ sưng tấy.
8. Xối nước vào vùng kín khi đi vệ sinh
Khi đi vệ sinh sẽ không tránh khỏi bị đau buốt. Để giảm triệu chứng này, bạn có thể xối nước vào vùng kín.
9. Tránh táo bón
Tình trạng táo bón sẽ càng làm cho vết khâu tầng sinh môn lâu lành và đau đớn hơn. Chú ý uống nhiều nước, đa dạng khẩu phần ăn, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, hạn chế ăn món dầu mỡ, nhiều chất béo để không bị táo bón.
Việt Hà
Theo THS
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất