Các mẹ sinh con xong mới đi làm cần nhớ những điều này để con không bị hụt cân, đau ốm

Mai Anh 2017-09-20 19:00
- Nhiều mẹ bỉm sữa lúc nào cũng “sốt sình sịch” như ngồi trên đống lửa khi giao con cho người giúp việc và quay trở lại với công việc.

1.     Lên kế hoạch để tìm được người trông con yên tâm, an toàn

Nhiều mẹ công sở rất sai lầm khi đến gần sát ngày đi làm mới cuống cuồng tìm người giúp việc. Bởi để có thể trông con mình tốt, bạn cần hiểu lý lịch, kinh nghiệm, tính cách cũng như mong muốn của họ. Sẽ rất may mắn nếu như bạn tìm được một người giúp việc đã quen biết, hoặc do bạn bè, gia đình giới thiệu. Nếu không bạn có thể tìm qua các trung tâm giúp việc nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian để cả con bạn, bạn và họ thích ứng với nhau.

Các mẹ sinh con xong mới đi làm cần nhớ những điều này để con không bị hụt cân, đau ốm

Bạn đừng đặt ra yêu cầu quá cao với họ trong mức lương mình có thể chi trả. Hãy xác định rõ công việc chính của họ là chăm con cho bạn, nghĩa là cách chăm sóc, đối xử, nấu nướng cho con của bạn người đó đều phải rất thành thạo.

Cùng với đó, bạn nên hướng dẫn họ cách xử trí khi có trường hợp khẩn cấp như: cháy nổ, con bị sốt cao co giật… Một người giúp việc có trông con bạn cẩn thận, ít ốm đau, thì bạn mới có thể yên tâm làm việc.

2.     Tích trữ sữa mẹ cho con

Khi bạn bắt đầu đi làm, không nên để bé phụ thuộc vào nguồn sữa công thức. Hãy cố gắng vắt sữa để có thể tích trữ sữa cho con bú. Bạn có thể dành ra khoảng từ 10-15 phút mỗi ngày để mắt sữa tại nơi làm việc. Sữa mẹ sẽ bảo quản được từ 4-6 giờ ở nhiệt độ 19-26°C. Nhưng tốt nhất, bạn nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn khi bé sử dụng.

mẹ bỉm sữa nuôi con không ốm đau

Để có sữa cho con, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, đừng bỏ bữa hay ăn kiêng, nếu không muốn chất lượng sữa bị giảm. Theo các nghiên cứu thì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, vì  có đủ năng lượng từ các chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho sự phát triển của trẻ. Đây cũng là cách phòng bệnh quan trọng, hiệu quả nhất cho bé sau khi 6 tháng tuổi.

3.     Luôn rửa tay và làm sạch cơ thể trước khi gần gũi với con

Sau một ngày dài mẹ đi làm, tiếp xúc với nhiều người, với cả môi trường bên  ngoài, rất dễ mang theo nhiều loại vi trùng, vi khuẩn độc hại. Vì thế, bạn nên nhớ rằng, chỉ một hành động nhỏ như không rửa tay hoặc quên rửa tay có thể mang đến nhiều mầm mống bệnh tật hết sức nguy hiểm cho con mình.

Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch yếu hoặc chưa được hoàn thiện luôn là đối tượng dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Những tiếp xúc thông thường tưởng chừng vô hại như bế ẵm, ôm hôn, chơi đùa lại tiềm ẩn nguy cơ truyền nhiễm cho trẻ những bệnh do vi-rút gây ra như: đau mắt đỏ, cúm sốt, sởi, tiêu chảy cấp, tả lỵ, tay-chân-miệng, bệnh đường hô hấp...

4.     Hạn chế căng thẳng trong công việc

Sau một thời gian mang thai và nuôi con nhỏ, khi quay lại với công việc, chắc chắn các bà mẹ sẽ đối mặt với những áp lực. Nhưng không vì thế mà bạn trút những bực dọc đó lên gia đình, thậm chí là con của mình.

Hãy cố gắng làm vừa sức, giải quyết các công việc nhanh, gọn trước khi về nhà. Để khi trở về, bạn dành hoàn toàn thời gian cho con yêu của mình. Bé có thể cảm nhận được sự quan tâm của mẹ, tình cảm mẹ con vì thế cũng sâu sắc hơn.

5.     Hãy tìm sự chia sẻ từ chồng và gia đình

Sự xuất hiện của một đứa trẻ có thể sẽ làm xáo trộn cuộc sống gia đình bạn. Nhưng đây cũng là lúc thử thách để bên nhau. Đừng ngần ngại chia sẻ các vấn đề nuôi con nhỏ của mình với chồng, thậm chí cả bố mẹ hai bên để tìm được sự giúp đỡ. Khi mọi gánh nặng được chia sẻ thì tất cả sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Mai Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


100 năm trước, vẻ đẹp của phụ nữ Việt ra sao so với thế giới