9 cách trở thành một ông bố hoàn hảo
Tin liên quan
Làm cha là một trong những công việc khó khăn nhất nhưng cũng hạnh phúc nhất của một người đàn ông. Nó không phải một công việc dễ dàng, nhưng thành quả đạt được sẽ là niềm tự hào lớn nhất mà bạn có được trong cả cuộc đời của mình. Và dưới đây là 9 lời khuyên hữu ích giúp bạn trở thành một người cha tốt.
1. Vui vẻ
Làm cha là một trách nhiệm lớn lao nhưng cũng chứa đựng rất nhiều niềm vui. Hãy cho lũ trẻ biết rằng bạn tự hào và thích được làm cha của chúng.
2. Lên kế hoạch để dành thời gian cho con
Một số người cha bỏ lỡ cơ hội vui chơi với những đứa con vì phải hoàn thành công việc của mình, vì mải mê xem một trận đá bóng hay đơn giản vì quá mệt sau một ngày làm việc. Tuy nhiên, một khi cơ hội đã trôi qua, bạn sẽ không bao giờ lấy lại được, giống như tuổi thơ của lũ trẻ. Nếu bạn không thiết lập mối quan hệ gần gũi với con khi chúng còn bé thì việc này càng trở nên khó khăn hơn khi lũ trẻ lớn lên và không muốn chia sẻ các rắc rối của mình với bố khi không thấy đủ sự thân thiết và tin cậy giữa hai bố con.
Trẻ em luôn thích có thời gian vui đùa cùng bố
3. Thể hiện tình cảm
Một số người đàn ông thấy khó khăn khi phải thể hiện tình cảm với con của mình, họ cũng không thể nói rằng mình yêu con khi bọn trẻ đã lớn hơn một chút, hay lo ngại lũ trẻ sẽ hư nếu có một người bố không cứng rắn. Thể hiện tình cảm với trẻ con sẽ cho lũ trẻ thấy bạn yêu chúng. Nó cũng dạy bọn trẻ biết cách thể hiện tình cảm của chúng với người xung quanh.
4. Làm gương cho con bằng cả lời nói và hành động
Đưa ra quyết định trước mặt con và giải thích cho con biết tại sao bạn lại có quyết định đó. Nói với con về những lựa chọn bạn đã làm trong quá khứ; tại sao lựa chọn đó của bạn là đúng (hoặc sai). Dạy cho con biết rằng ai cũng có thể phạm sai lầm, con cũng thế và bạn cũng thế. Điều quan trọng là học từ sai lầm của mình và cố gắng tránh mắc phải những sai lầm tương tự.
5. Tôn trọng mẹ của bọn trẻ
Sự tôn trọng lẫn nhau giữa cha và mẹ rất quan trọng cho dù họ có sống cùng nhau hay không. Bọn trẻ sẽ bắt chước hành vi của cha mẹ khi lớn lên. Cách bạn đối xử với mẹ của con mình như thế nào sẽ ảnh hưởng đến cách bọn trẻ cư xử sau này trong vai trò người chồng hay người vợ khi chúng có con nhỏ. Bọn trẻ sẽ học được bài học về mối quan hệ tương tác giữa bố - mẹ, về sự đồng thuận trong cách nuôi dạy, kỉ luật và thưởng phạt con cái.
6. Không đặt kỳ vọng quá cao đối với con
Cuộc sống của một đứa trẻ có thể lấp đầy các áp lực đến từ anh chị em, những đứa trẻ khác, bố mẹ và giáo viên ở trường. Là người bố, bạn cần giúp con hiểu những gì con muốn, đánh giá khả năng và hạn chế của con, từ đó cùng con đặt ra các mục tiêu phù hợp. Bố cũng cần khuyến khích để con phát huy được hết tiềm năng vốn có nhưng cũng tránh gián tiếp ép con phải đạt được những cái bố mẹ đã đạt được hoặc đã kì vọng mình đạt được.
7. Nhận thức rằng công việc làm bố không bao giờ kết thúc
Đừng cho rằng một khi con bạn đã 21 tuổi, hoặc khi chúng tốt nghiệp đại học thì việc nuôi dạy của bạn đã hoàn thành. Mặc dù điều quan trọng bạn cần làm là khuyến khích con độc lập về tài chính và tình cảm thì việc cho con biết rằng bạn luôn quan tâm và ở cạnh con mỗi khi chúng cần cũng quan trọng không kém.
Những đứa trẻ, dù còn nhỏ hay trưởng thành đều đánh giá cao sự quan tâm và tình thương mà bố dành cho mình
8. Không kì vọng quá vào bản thân
Bố là một người quan trọng trong sự phát triển của con nhưng cũng còn có nhiều người khác và các việc khác cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và trưởng thành của trẻ nhỏ. Giống như bạn không phải là người duy nhất cho con toàn bộ sức mạnh và sự thành công thì bạn cũng đừng tự mình gánh trách nhiệm về những điểm yếu và lỗi lầm của con nếu có.
9. Dành thời gian với con gái cũng như với con trai
Con gái cũng cần thời gian của bố nhiều như một đứa con trai vậy. Mỗi tháng một lần, bạn nên tổ chức một chuyến đi dạo với cô con gái nhỏ hoặc cùng làm một điều gì đó với con khiến cả hai bố con đều thấy vui và hạnh phúc.
10. Một số lời khuyên khác
- Luôn lắng nghe con nói.
- Kiên nhẫn trong mọi việc bạn làm cho con.
- Mục đích của việc kỷ luật là để cho con thấy những cư xử, lời nói của con là không thích hợp và không chấp nhận được. Bố nên hạn chế dùng roi hay các hành động vũ lực dù con ở bất kì độ tuổi nào. Các nghiên cứu đã cho thấy, phạt con bằng cách không cho chúng chơi chơi món đồ chơi yêu thích hay cấm chúng làm một việc gì đó trong một thời gian có hiệu quả hơn là đòn roi, trong khi vẫn giữ được lòng tự trọng của trẻ và sự tôn trọng của trẻ dành cho bố mẹ.
- Dạy một đứa trẻ nhìn ra cái đúng từ những cái sai cần một quá trình lâu dài. Các phương pháp kỉ luật nhằm đạt được kết quả nhanh chóng thường mang hậu quả tiêu cực về lâu dài
- Luôn nói chuyện cùng con, không phải nói cho con nghe
- Tự mình làm theo những điều bạn dạy con và không bào chữa cho các hành động của mình bằng những câu nói át đi, ví dụ như “Con hãy làm những gì bố nói, chứ không phải những gì bố làm”.
Thảo Vũ
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất