Biểu hiện cho biết sếp đang không hài lòng với bạn
2016-03-18 10:00
- Lãnh đạo cũng là con người, đôi khi tâm trạng và áp lực công việc tạo ra những khoảng cách, mất lòng tin hoặc hiểu lầm giữa bạn và sếp. Và dưới đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất cho biết sếp đang không hài lòng với bạn.
Tin liên quan
Dù là người kín đáo đến mấy, lãnh đạo của bạn cũng là con người và không thể che giấu những biểu hiện cảm xúc dành cho nhân viên. Nếu bạn được sếp yêu quý, mọi thứ không có gì đáng bàn, nhưng nếu thấy sếp có những biểu hiện dưới đây, có thể sếp đang không hài lòng với bạn và chưa kịp nói ra mà thôi.
1. Sếp cắt bỏ những liên lạc cần thiết với bạn
Một ngày của bạn sẽ khác nếu sếp không liên lạc với bạn qua điện thoại, email hoặc gặp bạn trực tiếp tại văn phòng. Hãy tự hỏi mình liệu sếp bận công việc thực sự hay đã làm việc với người khác mà bỏ qua bạn. Tuy nhiên, bạn đừng vội suy luận và đối diện với sếp tuyên bố : “Tôi biết sếp đang tức giận với tôi.” Thay vì vậy, hãy giữ bình tĩnh và hỏi sếp một câu mang tính xã giao: “Gần đây sếp có chuyện gì không, tôi có thể nói chuyện với sếp được không?" Lời hỏi thăm của bạn sẽ giúp sếp đánh giá thái độ suy xét vấn đề của bạn, sau đó sếp của bạn sẽ cho biết tại sao sếp không hài lòng với bạn hoặc đơn giản là sếp sẽ bỏ qua mọi thứ.
2. Sếp vênh mặt cao hơn khi trò chuyện với bạn
Một dấu hiệu khác cho biết có gì đó không ổn giữa bạn và người quản lý, đó là cử chỉ giao tiếp vênh mặt của sếp. Cùng với đó là các dấu hiệu khác như sếp không nhìn vào mặt người nghe, nói ngắn gọn hoặc nói không có giải thích rõ ràng. Không khó để nhận ra thái độ trò chuyện khó chịu này của sếp. Tốt nhất, bạn nên giữ nguyên thái độ trả lời lịch sự, và hẹn gặp sếp ở một thời điểm khác thích hợp hơn.
3. Kế hoạch của bạn “bốc hơi”
Hãy xác định lỗi trước tiên thuộc về mình. Sếp không vui vẻ với kết quả làm việc kém của bạn là điều dễ hiểu. Những lời giải thích và hứa hẹn không giúp ích cho bạn. Thay vì vậy, hãy nhận lỗi và làm việc năng suất hơn. Kết quả cuối cùng sau đó mới có thể cứu vãn được uy tín và nâng cao năng lực làm việc của bạn.
4. Bạn không được mời đến các cuộc họp
Tình hình trở nên bất ổn hơn khi bạn bị loại ra khỏi nhóm và không được mời tham dự các cuộc họp hàng ngày. Hãy xác định chính xác liệu đây có phải là lỗi của bộ phận hành chính hay không hay chính sếp của bạn là người sắp xếp cuộc họp đó. Tiếp đó, nếu bạn có ý kiến liên quan đến dự án nhóm hoặc công việc của mình, hãy cứ gửi email bình thường cho sếp. Nếu sếp vẫn giải quyết công việc cho bạn, mọi thứ không thực sự đáng lo. Tuy nhiên, nếu bạn vắng mặt tại phòng họp từ tháng 9 năm ngoái đến giờ, vấn đề của bạn hoàn toàn khác. Có thể, bạn cần làm việc tốt hơn để tạo ra một sự thay đổi mới để sếp đánh giá bạn cao hơn.
5. Bạn khó gặp sếp
Nếu sếp của bạn là người dễ gần, giờ lại liên tục “biến mất” trước mặt bạn, có thể sếp đang không có ấn tượng tốt với bạn. Hãy chủ động tiếp cận sếp khi có nhiều người và bắt đầu bằng những câu chuyện nhỏ vui vẻ hoặc những email chỉn chu, những kế hoạch công việc cụ thể cho cả tháng và quý.
Thay lời kết
Lãnh đạo cũng là con người, đôi khi tâm trạng và áp lực công việc tạo ra những khoảng cách, mất lòng tin hoặc hiểu lầm giữa bạn và sếp. Đừng vội suy nghĩ tiêu cực rằng mình sắp bị sa thải hay bị mất uy tín. Mọi thứ có thể trở lại bình thường chỉ sau một cuộc trò chuyện, sau một ngày làm việc, sau khi bạn cải thiện chất lượng công việc tốt hơn, sau một lời xin lỗi và thậm chí là một nụ cười.
Nguyễn Mai – Nguồn: Forbes
Xem thêm:
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Đi tìm 'thiên thần hộ mệnh' âm thầm bảo vệ cho 12 cô nàng Hoàng đạo