Vào ngày cuối cùng của đời mình bạn có thể mang theo được bao nhiêu trong những thứ bạn đang có?

I Am NGA 2023-08-17 16:44
- Khi còn sống, ai cũng muốn nỗ lực kiếm thật nhiều tiền nhưng một khi rời khỏi cuộc đời này, tất cả cũng hóa thành đống tro tàn.

Khi cuối cùng tất cả đều hóa tro tàn

Bạn có thắc mắc tại sao sau khi một người qua đời, đồ đạc của họ thường được đem đốt bỏ? Có nhiều cách để lý giải cho phong tục này. Đầu tiên là quan niệm tâm linh khi người ta tin rằng sau khi sang thế giới bên kia, linh hồn vẫn tiếp tục cuộc hành trình của họ. Bằng cách đốt hết đồ đạc của người chết, người thân và gia đình hy vọng rằng linh hồn sẽ được giải thoát và không bị ràng buộc bởi những vật chất của cuộc sống trần tục. Ngoài ra, đồ đạc của một người được xem là những thứ gắn bó với linh hồn của họ. Việc đốt cháy chúng được xem như cách trao trả chúng cho người đã qua đời và cũng là một hình thức tôn trọng và tưởng nhớ.

Vào ngày cuối cùng của đời mình bạn có thể mang theo được bao nhiêu trong những thứ bạn đang có?

Việc đốt bỏ đồ đạc của người đã khuất cũng đảm bảo rằng không có ai sử dụng hoặc lạm dụng đồ đạc của họ. Điều này giúp ngăn chặn việc xảy ra tranh cãi hoặc xung đột trong gia đình liên quan đến tài sản của người đã mất.

Bên cạnh đó, có một nguyên nhân thực tế là để giải phóng không gian và nguồn lực cho người còn sống. Trong trường hợp gia đình không có đủ tài chính hoặc không đủ không gian để lưu trữ đồ đạc, việc đốt hết có thể được xem là một giải pháp thiết thực.

Đây cũng lời cảnh tỉnh người sống về tính tạm thời, hữu hạn của cuộc sống và vật chất. Đồng thời cũng nhấn mạnh những giá trị phi vật chất như tình yêu, lòng nhân ái và trách nhiệm trong cuộc sống.

Chúng ta nỗ lực kiếm tiền, tích góp thật nhiều của cải vì điều gì

Mùa hè năm nay, sau khi tôi nghỉ việc văn phòng và có kỳ “career break”, tôi đã có trải nghiệm chuyển đến ở cùng bạn mình 2 tháng để cùng nhau làm một dự án mới. Những ngày đầu khi mới đến đây, tôi bị choáng vì cường độ làm việc khủng khiếp của cậu ấy. Ba tháng liên tiếp cậu ấy không có ngày nghỉ nào, hôm nào cũng đi từ 6 giờ sáng đến 8, 9 giờ tối mới về. Cơm không có thời gian nấu, nhà cửa không có thì giờ dọn dẹp. Tiền nhiều để làm gì? Rồi chẳng có thời gian chăm sóc cho cuộc sống của bản thân, từ những thứ cơ bản như bữa ăn, giấc ngủ, đến cái nhà cũng không giống nhà có người ở. Nếu phải đánh đổi như thế chỉ để kiếm thật nhiều tiền thì tôi không bao giờ đánh đổi.

Rốt cuộc người ta kiếm tiền để có cuộc sống tốt hơn hay là vì tiền mà làm việc cho đến chết? Chúng tôi rõ ràng không phải đến chơi mà đến để làm việc, nhưng hôm đầu tiên tôi phải đợi cậu ấy trả lời xong hơn chục cuộc điện thoại mới đến lượt chúng tôi được trao đổi công việc với cậu ấy. Hóa ra là hôm nào cũng thế, cậu ấy luôn check điện thoại và trả lời tin nhắn bất kể giờ giấc, không có ranh giới nào giữa công việc và đời sống cá nhân. Một phần do đặc thù ngành dịch vụ của cậu ấy đòi hỏi người ngồi ở vị trí quản lý lúc nào cũng phải túc trực điện thoại.

Vào ngày cuối cùng của đời mình bạn có thể mang theo được bao nhiêu trong những thứ bạn đang có?

Đại dịch, phá sản, thất nghiệp, nợ nần đã trở thành nỗi ám ảnh với cậu ấy. Cho nên chỉ cần có việc gì ấy làm tất. Mà nghề của cậu ấy cũng có thời, có mùa thôi nên lúc nào có cơ hội kiếm là phải tranh thủ. Sau đại dịch, ngành du lịch dần phục hồi, sau ba tháng mở cửa, cậu ấy kiếm được cũng khá. Cái mà cậu ấy thiếu chắc là ba đầu sáu tay để thực hiện tất cả những tham vọng của cậu ấy.

Cậu ta chia sẻ rằng mình chấp nhận đánh đổi những năm tháng tuổi trẻ, làm việc quần quật để có thể nghỉ hưu sớm. Sau này khi không phải làm việc kiếm tiền nữa, lúc ấy sẽ dành thời gian chăm lo cho bản thân và gia đình. Nhưng mà tôi nghĩ cậu ấy khó có thể làm được điều ấy, không phải khía cạnh nghỉ hưu sớm mà là khía cạnh chăm sóc bản thân và gia đình. Bởi vốn dĩ cậu ấy quen sống trong cái guồng đó rồi, quen với việc luôn để chuông điện thoại và sẵn sàng nghe bất cứ lúc nào, vì xảy ra việc gì người ta mới gọi. Có một lần cậu ấy thử để điện thoại ở nhà và ra ngoài đi dạo, lúc về thấy đồng nghiệp đã tìm đến tận cửa. Từ hôm chúng tôi đến, cậu ấy mới về nhà sớm ăn cơm cùng mọi người, nhưng ăn xong lại lên phòng ngồi làm việc tiếp. Có lần tôi nói với cậu ấy rằng, cậu ấy làm việc “như con thiêu thân lao vào ngọn lửa rồi bốc cháy”.

Vào ngày cuối cùng trong đời, bạn mang theo được bao nhiêu trong những thứ bạn đang có?

Có bao giờ bạn tự hỏi mình câu hỏi này không? Câu trả lời là không gì cả! Sau khi qua đời, thân xác này sẽ trở thành một nắm tro, những thứ vật chất mình từng sở hữu cũng hóa thành đống tro tàn, như cái cách người ta đốt bỏ tất cả những vật dụng của người quá cố. Những đồng tiền bạn vất vả kiếm được và dành dụm cả đời, bạn còn chưa kịp hưởng thụ. Khi nằm trong bệnh viện mới thấy chiếc giường đắt nhất thế giới là giường bệnh. Làm việc quần quật để rồi bao nhiêu tiền cũng mua thêm nổi một ngày được sống một khi số phận đã gọi đến tên.

Vào ngày cuối cùng của đời mình bạn có thể mang theo được bao nhiêu trong những thứ bạn đang có?

Tiền bạc, vật chất đương nhiên quan trọng, không ai dám nói tiền không quan trọng. Nhưng thời gian và sức người là hữu hạn, ai cũng cần biết đâu là điểm dừng. Chúng ta luôn nghĩ một ngày nào đó tích lũy đủ của cải, vật chất, lúc đó mới có thể tận hưởng cuộc sống hạnh phúc và dành thời gian chăm sóc những người thân yêu. Nhưng thực tế cuộc đời vô thường, ta cứ chờ đợi một thời điểm hoàn hảo khi mình đã chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ nhưng thời gian đâu có chờ đợi ai.

Hãy cứ làm việc chăm chỉ, thành công và giàu có nhưng cũng đừng quên SỐNG cuộc đời mình một cách đúng nghĩa. Đừng quên dành thời gian cho bản thân và những người mình thương yêu, khi còn có thể.

I Am NGA

Thiết kế: I Am NGA

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Nghe IU tiết lộ cách làm đẹp, giữ gìn nhan sắc tươi trẻ đơn giản đến không ngờ