Nhìn ảnh tuyết rơi trắng xóa ở Sapa, nhiều người háo hức lên và cái kết khiến thiên hạ ngao ngán

2021-12-28 20:30
- Trời có tuyết rơi nhưng không có chuyện tuyết rơi dày ngập đường và nhiều địa điểm ở Sapa.

Mấy ngày gần đây, không khí lạnh mạnh tràn về khiến cho nhiệt độ miền Bắc giảm mạnh, môt số vùng núi cao đã có mức nhiệt tới 0-2 độ C. Trong điều kiện này rất dễ có tuyết rời và cũng khiến cho dân thích du lịch thích thú.

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh, chiều tối  26-12 đã xuất hiện tuyết rơi trên đỉnh Fansipan (Lào Cai) khiến nhiều du khách thích thú. Tuy nhiên, đó là đợt tuyết rơi ngắn và không khiến cho các cung đường ngập trong tuyết như hình ảnh một số fanpage chia sẻ.

Chị Thùy (Hà Nội) cho biết, nhìn thấy các fanpage chia sẻ ảnh đã định rủ chồng lái ô tô riêng lên Sapa đón tuyết. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra các bài báo trên mạng thì chỉ có một clip ngắn quay cảnh tuyết rơi trong cảnh trời đất không có nắng.

gggggg

Hình ảnh Sapa có tuyết rơi hồi năm ngoái.

"Tôi nghi ngờ vì không hiểu sao các bức ảnh được chia sẻ đều có nắng rực rỡ, tuyết rơi  dày phủ kín đường đi và mái nhà nhưng không có tờ báo nào đưa. Tôi cẩn thận gọi điện cho một người quen ở Sapa thì được biết tuyết rơi ngắn và chủ yếu trên đỉnh Fansipan, chứ không có chuyện tuyết rơi ngập đường, ngập mái nhà như hình ảnh chia sẻ", chị Thùy cho hay.

Nhiều cư dân mạng tỉnh táo đã kiểm tra cẩn thận và xác định các hình ảnh được chia sẻ đều là hình ảnh từ những năm trước. Có vẻ như một số fanpage đã khiến cho dân tình đặc biệt dân mê du lịch chú ý và book xe để đi ngay kẻo lỡ chuyến ngắm tuyết. 

Một cư dân mạng mới đây quay clip bày tỏ sự phẫn nộ khi tin vào những hình ảnh cũ được chia sẻ trên mạng. Khi lên đến nơi thì không hề có tuyết mà chỉ có mưa. Người này lắc đầu ngao ngán khi chưa kiểm chứng kỹ thông tin.

Một cô gái khác thì chia sẻ trong nỗi tức giận: "Vừa về đến nhà nghĩ vẫn tức!

Nói thật chứ mấy bạn Sapa hay mấy thợ săn ảnh đừng đăng lừa ảnh kiểu đấy, ảnh cũ mang ra đăng rồi nói như thật.
Không phải riêng nhà mình, rất nhiều người từ Hà Nội, cả người ở Huế hay chỗ khác nữa cũng ra xem tuyết mà mất bao công sức tiền của lên đến đỉnh không có gì cả, tiền vé cáp treo, tiền xe có rẻ đâu, ai cũng thất vọng buồn bực.
Nhà mình cũng thế, bố mẹ mình bảo chưa được xem bao giờ, lạnh cũng muốn xem 1 lần nên mình mới cố thuê xe sắp xếp cho ông bà đi xem sợ ít nữa nhiều tuổi không đi đc nữa, rồi con trẻ cũng hào hứng dậy từ 5h, rét mướt. Lên đến nơi thì không có gì cả.
Mình cũng hỏi các nhân viên trực trên đỉnh họ bảo hqua rơi có một tý. Vậy mà ảnh đưa lên tuyết băng nhìn dày ngập khéo cả tuần chưa tan được. Toàn ảnh cũ mang ra thu hút khách đến du lịch để kiếm lời.
Mình cũng chia sẻ lại các bạn khác trước khi lên Sa Pa xem tuyết nên xác thực lại. (Lên đó các bạn nhân viên cáp treo dướng dẫn mình mới biết) để xem thông tin chính thống tránh bị trải nghiệm không hay như mình nhé".

Nhìn ảnh tuyết rơi trắng xóa ở Sapa, nhiều người háo hức lên và cái kết khiến thiên hạ ngao ngán

Nhiều cư  dân mạng đã chia sẻ sự đồng cảm với cô gái và cho rằng trước khi đi đâu cũng nên xem kỹ thời tiết trên đài truyền hình.
"Tôi nghĩ những người review, chia sẻ ảnh cũng nên có tâm chút, làm bao nhiêu người gác công việc đi săn tuyết và cái kết ngỡ ngàng", một cô gái chia sẻ.
Tuyết rơi khi nào?

Tuyết xuất hiện khi nhiệt độ dưới 2 độ C, chứ không phải là 0 độ C như phần lớn mọi người nghĩ. Trên thực tế những trận tuyết lớn nhất thường xảy ra khi nhiệt độ không khí nằm trong khoảng từ 0 -2 độ C. Tuyết sẽ bắt đầu tan ngay khi nhiệt độ tăng cao hơn mức đóng băng, nhưng trong quá trình tan chảy, không khí xung quanh sẽ có cảm giác lạnh hơn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dưới 2 độ C sẽ có tuyết rơi. Khi nhiệt độ ấm hơn 2 độ C, thì bông tuyết sẽ tan chảy và rơi xuống dưới dạng mưa thay vì tuyết.

AM 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chi Pu, Thanh Hằng, Ngọc Trinh diện áo khoác da 'chất chơi' ngày trời lạnh