Đạo thầy nơi 'trái tim' Tổ quốc: Tình thầy ở miền đất đỏ (3)

Giang Vương 2016-11-20 12:31
- Chỗ tá túc của các cô giáo là một phòng làm gá vào đầu lớp học. 5 cô giáo, người có gia đình, người thì chưa có người yêu, chung lưng đấu cật, chia sẻ cùng nhau những vui buồn và lấy nghề dạy học làm nguồn vui, niềm an ủi động viên duy nhất cho mình.

Cách Thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100 cây số, Ea Rớt là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Krông Bông. Trước đây Ea Rớt chưa thành thôn. Thôn này bắt đầu “có tên” và được thành lập từ đầu những năm 1990 do các hộ dân tộc Mông, Tày, Dao, Hà Nhì ở khu vực phía Bắc di cư vào. Đến năm 2011 thôn chính thức được thành lập với 300 hộ và trên 1.000 nhân khẩu.

“Bám theo” các hộ dân di cư này có khoảng 500 bé em đang độ tuổi đến trường. Vì tương lai của các em các lớp học đã phải dựng lên ở đây. Cô giáo được phân về và Phân hiệu trường Tiểu học có tên Cư Pui 2 này cũng bắt đầu hình thành từ đó với hình ảnh các giáo viên và tiếng ê a ngân lên trong mỗi độ sáng chiều.

nhà giáo 20/11

Để trẻ vùng cao bám lớp, bám trường các thầy, cô giáo nơi đây không chỉ trong vai người thầy mà còn gánh luôn vai người cha, người mẹ.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh hiện đang đảm đương một phần trọng trách lớn nhất cho giáo dục ở đây vì cô đang dạy lớp 1. Dạy lớp 1 ở đây là rất quan trọng, cần người có khả năng đặc biệt vì học sinh ở đây phần lớn đều không biết tiếng phổ thông. Vậy nên, muốn dạy chữ cho các em trước tiên là cô giáo phải dạy tiếng đã. Tiếng xong rồi mới đến chữ và nghĩa.

Một bài giảng theo quy định, có thể chỉ dạy trong 1 tiết nhưng ở đây có lúc cô Thanh phải “đánh vật” với học sinh đến cả 2 – 3 ngày trời vì cái việc vừa dạy tiếng vừa dạy chữ của cô. Dạy lớp 1 ở đây phải đáp ứng được yêu cầu vừa dạy, vừa dỗ thì mới tạo được sự phấn khích cho các em đến trường, níu kéo các em ở lại lớp.

Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam: Người thầy ở nơi địa đầu Tổ quốc

Dạy được chữ cho các em, các thầy cô giáo phải biết tiếng và thấu hiểu phong tục, tập quán.

500 trẻ em, hơn 200 đứa trong độ tuổi đến trường học ở 7 lớp mà trường chỉ có 4 phòng học. Thành ra phải có 3 lớp đành phải học lồng ghép và học theo ca. Lớp học ở đây cũng tạm bợ vô cùng, phần lớn đều thưng gỗ nửa chừng còn mái thì lợp tôn. Chỗ tá túc của các cô giáo là một phòng làm gá vào đầu lớp học. 5 cô giáo, người có gia đình, người thì chưa có người yêu, chung lưng đấu cật, chia sẻ cùng nhau những vui buồn và lấy nghề dạy học làm nguồn vui, niềm an ủi động viên duy nhất cho mình.

Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam: Người thầy ở nơi địa đầu Tổ quốc

Và niềm vui nhân lên gấp bội khi những trẻ dần trưởng thành và có những cháu đỗ đạt, học hành lên cao hơn.

Chuyện chợ búa và cải thiện của 5 chị em cô giáo ở đây đều trông cả vào một “tay cấp dưỡng”, ấy là cô Trang. Nhà cô Trang ở Đức Trọng (Lâm Đồng). Do còn khỏe, trẻ và hay “bị bệnh” nhớ nhà nên tuần nào cô cũng gồng mình cùng chiếc xe máy về nhà. Một công đôi việc, thế là nhờ sự năng đi lại này của Trang mà chị em đã có cái ăn, nguồn cải thiện thêm trong tuần. Mỗi lần cô Trang về, ai muốn ăn gì thì gửi. Tùy vào mỗi loại thức ăn, cô Trang sẽ chế biến rồi cuối tuần lại vượt dốc chở vào trường.

Giang Vương

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Trấn Thành tốn hơn 100 triệu đồng khi ngồi ghế nóng cùng Hari Won