Những lưu ý trước khi dùng lại chai nhựa đựng nước
2014-09-01 08:32
- (Em đẹp) - Những chiếc chai nhựa đựng nước thường xuyên được tái sử dụng để trữ nước hoặc đựng nước để mang đi đâu đó. Tuy nhiên, có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn sau những chiếc chai mỏng mảnh được dùng đi dùng lại nhiều lần như thế…
Tin liên quan
Bạn có nhớ lần cuối cùng mình rửa những chiếc chai đựng nước đó là khi nào không? Có thể bạn nghĩ rằng: cái chai đó toàn đựng nước sạch thôi mà, thế thì nó đâu có bẩn, và không rửa cũng có sao đâu?
Không hoàn toàn như vậy, đặc biệt là nếu bạn đang dùng lại loại chai nhựa đựng nước không nhằm mục đích sử dụng hơn một lần. Trong một bài phân tích đăng trên tạp chí Practical Gastroenterology của Mỹ, các chuyên gia về dạ dày - ruột từng cho biết các công ty sản xuất nước đóng chai khuyến cáo người tiêu dùng không nên tái sử dụng những chiếc chai chỉ dùng một lần của họ.
Không hoàn toàn như vậy, đặc biệt là nếu bạn đang dùng lại loại chai nhựa đựng nước không nhằm mục đích sử dụng hơn một lần. Trong một bài phân tích đăng trên tạp chí Practical Gastroenterology của Mỹ, các chuyên gia về dạ dày - ruột từng cho biết các công ty sản xuất nước đóng chai khuyến cáo người tiêu dùng không nên tái sử dụng những chiếc chai chỉ dùng một lần của họ.
Bởi lẽ “Sự hư hỏng thông thường do việc rửa và tái sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới sự xuống cấp của nhựa, chẳng hạn như nhựa mỏng đi hoặc bị rạn, nứt, mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vi khuẩn có thể ẩn náu trong những vết nứt đó, đe dọa tới sức khỏe của người sử dụng”, các chuyên gia viết.
Ngoài ra, việc sử dụng lại chai nhựa đựng nước có thể dẫn tới nhiễm khuẩn nếu chai không được rửa thường xuyên, vì vậy bạn nên rửa chai với nước rửa chén loại nhẹ, xả nước kỹ (nhưng không rửa bằng nước quá nóng) và hãy kiểm tra để chắc chắn là không có sự hư hỏng nào trên chai trước khi dùng lại.
Ngay cả những chiếc chai nhựa đựng nước có thể dùng nhiều lần cũng tiềm tàng nguy cơ nhiễm khuẩn nếu bạn không rửa thường xuyên hoặc vẫn sử dụng lại dù chai có dấu hiệu rạn, xước.“Vi khuẩn trú ngụ trong các vết rạn, vết xước của chai thậm chí còn là mối đe dọa lớn hơn tới sức khỏe so với khả năng các hóa chất từ nhựa rò rỉ vào nước”.
Theo một khảo sát được công bố trên tạp chí Sức khỏe Cộng đồng của Canada, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Calgary, Canada, lấy thử 76 mẫu nước từ chai nước của các học sinh tiểu học để xét nghiệm; một số chai đã được dùng đi dùng lại trong nhiều tháng liên tục mà không hề được cọ rửa. Kết quả cho thấy gần 2/3 mẫu nước có mức độ vi khuẩn vượt mức cho phép đối với nước uống, có thể là do “vi khuẩn tái phát triển trong những chiếc chai được để ở nhiệt độ phòng trong một thời gian dài”, nghiên cứu viết.
Cũng theo nghiên cứu này, mặc dù các nhà khoa học không tìm hiểu nguồn nhiễm khuẩn chính xác, nhưng“Nguồn gốc đáng nghi nhất của các loại vi khuẩn ruột tìm thấy trong các chai nước của học sinh có thể chính là từ bàn tay của các em. Việc các em không rửa tay hoặc rửa tay chưa đúng cách sau khi vào nhà vệ sinh có thể dẫn đến sự hình thành các dạng trực khuẩn ruột Coliform trong khu vực lớp học”.
Không chỉ là nơi trú ngụ, những chiếc chai không được cọ rửa còn là nơi sinh nở hoàn hảo cho vi khuẩn, bà Cathy Ryan, một trong các nhà khoa học tham gia nghiên cứu cho biết. “Vi khuẩn sẽ tăng trưởng nhanh nếu có các điều kiện phù hợp, chẳng hạn như độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Những chiếc chai không rửa có tất cả các yếu tố này”.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không bao giờ nên sử dụng lại một chiếc chai đựng nước (chúng ta chỉ có một Trái đất thôi, và chúng ta cần phải bảo vệ nó!). Nhưng bạn nên lựa chọn kỹ sẽ mua và sử dụng lại những loại chai đựng nước nào. Tiến sĩ Scott Belcher, giảng viên Dược lý của trường Đại học Cincinnati, Mỹ, khuyên chúng ta nên dùng loại chai thủy tinh có khung bảo vệ hoặc chai bằng thép không rỉ. “Nếu bạn vẫn thích chai nhựa thì nên chọn loại chai làm bằng nhựa polypropylene, thường là nhựa màu trắng. Đó là loại chai nhựa không phản ứng mà chúng tôi thường dùng trong phòng thí nghiệm”. Mặc dù vậy, ông cũng lưu ý rằng chúng ta không thể biết có những loại chất làm dẻo hay chất phụ gia nào đã được sử dụng trong quá trình sản xuất chai. Và ngay cả khi bạn đã chọn sử dụng một trong những loại chai này thì hãy nhớ vẫn phải giữ chúng luôn sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn (tức là phải cọ rửa thường xuyên và phơi khô trước khi sử dụng lại).
Bạn có biết các loại nhựa thường được sử dụng để sản xuất chai đựng nước?
Nhựa PET hay Polyethylene terephthalate (Nhựa số 1) là loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất để sản xuất chai đựng nước dùng một lần. Loại nhựa này có thể bị “rò rỉ” hóa chất trong những điều kiện “khắc nghiệt”, chẳng hạn như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay hơi nóng, vì vậy không nên tái sử dụng.
Nhựa HDPE hay polyethylene mật độ cao (Nhựa số 2), nhựa LDPE hay polyethylene mật độ thấp (Số 4) và nhựa polypropylene (Số 5) cũng được sử dụng làm chai đựng đồ uống, nhưng ít phổ biến hơn và được coi là an toàn.
Nhựa PVC (Số 3) và Styrene (Số 6) thỉnh thoảng cũng được sử dụng để làm hộp đựng thực phẩm nhưng thường được coi là không an toàn.
Nhựa số 7 là hỗn hợp của nhiều loại nhựa khác nhau và thường có chứa chất bisphenol A (BPA), là một hợp chất vẫn đang được nghiên cứu kỹ lưỡng vì những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các nghiên cứu của Trường Y Tế Cộng đồng thuộc Đại học Harvard cho thấy sự tiếp xúc với BPA có thể gây cản trở cho quá trình sinh sản ở động vật. Hợp chất này cũng có liên hệ với các bệnh về tim mạch và tiểu đường ở con người.
Có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ những chiếc chai nhựa đựng nước được dùng đi dùng lại nhiều lần mà không được vệ sinh thường xuyên
(Ảnh: urbanff)
Ngay cả những chiếc chai nhựa đựng nước có thể dùng nhiều lần cũng tiềm tàng nguy cơ nhiễm khuẩn nếu bạn không rửa thường xuyên hoặc vẫn sử dụng lại dù chai có dấu hiệu rạn, xước.“Vi khuẩn trú ngụ trong các vết rạn, vết xước của chai thậm chí còn là mối đe dọa lớn hơn tới sức khỏe so với khả năng các hóa chất từ nhựa rò rỉ vào nước”.
Theo một khảo sát được công bố trên tạp chí Sức khỏe Cộng đồng của Canada, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Calgary, Canada, lấy thử 76 mẫu nước từ chai nước của các học sinh tiểu học để xét nghiệm; một số chai đã được dùng đi dùng lại trong nhiều tháng liên tục mà không hề được cọ rửa. Kết quả cho thấy gần 2/3 mẫu nước có mức độ vi khuẩn vượt mức cho phép đối với nước uống, có thể là do “vi khuẩn tái phát triển trong những chiếc chai được để ở nhiệt độ phòng trong một thời gian dài”, nghiên cứu viết.
Cũng theo nghiên cứu này, mặc dù các nhà khoa học không tìm hiểu nguồn nhiễm khuẩn chính xác, nhưng“Nguồn gốc đáng nghi nhất của các loại vi khuẩn ruột tìm thấy trong các chai nước của học sinh có thể chính là từ bàn tay của các em. Việc các em không rửa tay hoặc rửa tay chưa đúng cách sau khi vào nhà vệ sinh có thể dẫn đến sự hình thành các dạng trực khuẩn ruột Coliform trong khu vực lớp học”.
Không chỉ là nơi trú ngụ, những chiếc chai không được cọ rửa còn là nơi sinh nở hoàn hảo cho vi khuẩn, bà Cathy Ryan, một trong các nhà khoa học tham gia nghiên cứu cho biết. “Vi khuẩn sẽ tăng trưởng nhanh nếu có các điều kiện phù hợp, chẳng hạn như độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Những chiếc chai không rửa có tất cả các yếu tố này”.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không bao giờ nên sử dụng lại một chiếc chai đựng nước (chúng ta chỉ có một Trái đất thôi, và chúng ta cần phải bảo vệ nó!). Nhưng bạn nên lựa chọn kỹ sẽ mua và sử dụng lại những loại chai đựng nước nào. Tiến sĩ Scott Belcher, giảng viên Dược lý của trường Đại học Cincinnati, Mỹ, khuyên chúng ta nên dùng loại chai thủy tinh có khung bảo vệ hoặc chai bằng thép không rỉ. “Nếu bạn vẫn thích chai nhựa thì nên chọn loại chai làm bằng nhựa polypropylene, thường là nhựa màu trắng. Đó là loại chai nhựa không phản ứng mà chúng tôi thường dùng trong phòng thí nghiệm”. Mặc dù vậy, ông cũng lưu ý rằng chúng ta không thể biết có những loại chất làm dẻo hay chất phụ gia nào đã được sử dụng trong quá trình sản xuất chai. Và ngay cả khi bạn đã chọn sử dụng một trong những loại chai này thì hãy nhớ vẫn phải giữ chúng luôn sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn (tức là phải cọ rửa thường xuyên và phơi khô trước khi sử dụng lại).
Chai đựng nước bằng thép không rỉ là một trong các loại chai được chuyên gia khuyên dùng
(Ảnh: Offcampus.umich.edu)
Bạn có biết các loại nhựa thường được sử dụng để sản xuất chai đựng nước?
Nhựa PET hay Polyethylene terephthalate (Nhựa số 1) là loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất để sản xuất chai đựng nước dùng một lần. Loại nhựa này có thể bị “rò rỉ” hóa chất trong những điều kiện “khắc nghiệt”, chẳng hạn như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay hơi nóng, vì vậy không nên tái sử dụng.
Nhựa HDPE hay polyethylene mật độ cao (Nhựa số 2), nhựa LDPE hay polyethylene mật độ thấp (Số 4) và nhựa polypropylene (Số 5) cũng được sử dụng làm chai đựng đồ uống, nhưng ít phổ biến hơn và được coi là an toàn.
Nhựa PVC (Số 3) và Styrene (Số 6) thỉnh thoảng cũng được sử dụng để làm hộp đựng thực phẩm nhưng thường được coi là không an toàn.
Nhựa số 7 là hỗn hợp của nhiều loại nhựa khác nhau và thường có chứa chất bisphenol A (BPA), là một hợp chất vẫn đang được nghiên cứu kỹ lưỡng vì những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các nghiên cứu của Trường Y Tế Cộng đồng thuộc Đại học Harvard cho thấy sự tiếp xúc với BPA có thể gây cản trở cho quá trình sinh sản ở động vật. Hợp chất này cũng có liên hệ với các bệnh về tim mạch và tiểu đường ở con người.
Minh Nguyệt
(Tổng hợp từ HuffingtonPost và Home Guides)
(Tổng hợp từ HuffingtonPost và Home Guides)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Đến Seoul chụp ảnh ở đâu là đẹp nhất?