Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trước? 5 lưu ý khi làm lễ Giao thừa giúp cả nhà bình an, may mắn, sung túc
Năm 2023 nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Lễ cúng giao thừa, hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, là một trong những phong tục lâu đời trong văn hóa của người Việt Nam. Tục lễ này được thực hiện vào thời khắc kết thúc năm cũ bước sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý ngày mùng một Tết).
Đặc biệt là lễ cúng giao thừa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các gia đình để cầu mong sự bình an, may mắn và thịnh vượng trong năm 2023, đồng thời xua đi những điều không tốt, xui xẻo và khó khăn trong năm 2022 vừa qua.
Phong tục cúng giao thừa sẽ cần chuẩn bị hai mâm cúng khác nhau chay hoặc mặn đều được tùy thuộc vào từng gia đình. Sau đó, gia chủ sẽ tiến hành thực hiện cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời.
Theo phong tục tập quán Việt Nam, lễ cúng ngoài trời cần cử hành trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu”, tức là đón quan Hành khiển mới và tiễn quan Hành khiển cũ.
Quan niệm của dân gian cho rằng mỗi năm sẽ có một vị quan Hành khiển cai trị dưới hạ giới khác nhau. Việc bàn giao tiếp nhận công việc của các vị thần diễn ra tương đối khẩn trương nên các ngài chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ.
Chính vì thế, gia chủ cần cúng ngoài trước khi thực hiện nghi lễ cúng giao thừa 2023. Sau đó mới bắt đầu tiến hành lễ cúng khấn bái Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Đồng thời, đây còn là các xin phước ông bà, tổ tiên phù hợp cho gia đình nhiều sức khỏe, bình an.
Sau khi hoàn thành việc bày mâm ngũ quả lên bàn thờ gia tiên thì gia chủ có thể đốt đèn nến, thắp hương và tập hợp các thành viên trong gia đình đứng trước bàn thờ để thành kính cầu nguyện cùng nhau. Tiến hành đúng theo thứ tự như trên thì lễ cúng giao thừa Tết Quý Mão mới trọn vẹn ý nghĩa cũng như đúng về mặt tâm linh tín ngưỡng.
Ngoài ra, gia đình ở các thành phố lớn hiện nay chuyển sang sinh sống ở trong các căn hộ chung cư cao tầng. Vì thế, mọi người thường hay thắc mắc “sống ở chung cư có cần cúng giao thường hay không?”.
Theo đó, gia chủ có thể cúng trong nhà mà không cần cúng ngoài trời vì nhiều nơi quy định cấm hoặc ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh. Trường hợp các gia đình cần cúng ngoài trời có thể xuống dưới sân nhà của chung cư chứ không được cúng ở trên tầng.
Chuyên gia phong thủy – Master Phùng Phương có 5 lưu ý hướng dẫn người dân
1.Chuẩn bị mâm lễ cúng Giao thừa chỉn chu, mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất. Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà hợp lý.
2. Thời gian thực hiện nghi lễ cúng Giao Thừa nên diễn ra trong khoảng từ 23h - 1h sáng mùng 1.
3. Sau khi thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm đón quan Hành khiển mới, tiễn quan Hành khiển cũ thì gia chủ mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà.
4. Bên cạnh đó, vào đêm cúng giao thừa, người trong gia đình cần hòa thuận, tránh tình trạng cãi vã, to tiếng với nhau, tránh làm đổ vỡ đồ vật,...
5. Tùy phong tục vùng miền và địa phương sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau nhưng trên cơ bản bạn cần có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng,...
Ni Trần (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất