Người từng nhiễm Covid-19 có nguy cơ bị đông máu và đột quỵ

Bích Chi 2022-04-07 17:37
- Ngoài việc gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, có bằng chứng rõ ràng cho thấy Covid-19 gây ra bất thường trong quá trình đông máu. Bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 nặng có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn trong tĩnh mạch và động mạch.

Ngoài việc gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, có bằng chứng rõ ràng cho thấy Covid-19 gây ra bất thường trong quá trình đông máu. Bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 nặng có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn trong tĩnh mạch và động mạch.

Người từng nhiễm Covid-19 có nguy cơ bị đông máu và đột quỵ

Cục máu đông có thể xảy ra sâu trong tĩnh mạch chân (huyết khối tĩnh mạch sâu) và có thể di chuyển đến phổi, gây tắc mạch phổi, hạn chế lưu lượng máu và oxy và có thể gây tử vong.

Cục máu đông trong động mạch có thể gây ra các cơn đau tim khi chúng ngăn chặn nguồn cung cấp máu đến tim hoặc đột quỵ khi chúng ngăn chặn nguồn cung cấp oxy cho não. Vậy điều gì đang xảy ra trong cơ thể của những người bị nhiễm Covid-19? Và các bác sĩ lâm sàng đang làm gì để điều trị hoặc ngăn ngừa biến chứng này?

Người từng nhiễm Covid-19 có nguy cơ bị đông máu và đột quỵ

(Ảnh minh họa)

Dữ liệu gần đây từ Hà Lan và Pháp cho thấy rằng trong số những bệnh nhân nhiễm Covid-19 được đưa vào các phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) thì có từ 30-70% người bị đông máu trong cách tĩnh mạch sâu ở chân hoặc phổi. Khoảng 1/4 số lượng bệnh nhân Covid-19 trở nặng bị thuyên tắc phổi.

Thông thường, nguy cơ bị đột quỵ có liên quan đến tuổi tác ngày càng tăng, cũng như các yếu tố nguy cơ khác như huyết áp cao, mức cholesterol cao hoặc hút thuốc. Tuy nhiên, nguy cơ đột quỵ cao hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh Covid-19, ngay cả những người dưới 50 tuổi. 

Người từng nhiễm Covid-19 có nguy cơ bị đông máu và đột quỵ

(Ảnh minh họa)

Covid-19 gây ra hiện tượng đông máu, ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxy trong các cơ quan. Các báo cáo khám nghiệm tử thi đã chỉ ra rằng virus Covid-19 gây ra máu đông ở phổi, thận và ruột. Những cục máu đông làm rối loạn lưu lượng máu thông thường và giảm khả năng cung cấp oxy của máu đến các cơ quan này.

Điều quan trọng, những cục máu đông nhỏ này có thể làm giảm chức năng hoạt động bình thường của phổi. Nếu những cục máu đông nhỏ này đến phổi, nó có thể ngăn cản oxy đi vào máu hiệu quả như bình thường. Điều này có thể giải thích tại sao những bệnh nhân bị Covid-19 nặng có thể có mức oxy rất thấp.

Cách điều trị tình trạng đông máu ở bệnh nhân Covid-19

Khi bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đông máu, thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa sự phát triển của cục máu đông.

 

Tại sao Covid-19 gây đông máu?

 

Có thể virus Covid-19 đã tác động trực tiếp vào tế bào lót trong mạch máu của chúng ta. Khi cơ thể chống lại căn bệnh này, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt để cố gắng tiêu diệt virus. Nghiên cứu cho thấy hệ thống miễn dịch được kích hoạt có thể gây ra cục máu đông.

Khi bệnh Covid-19 trở nên nghiêm trọng, hệ thống miễn dịch dường như hoạt động quá mức. Điều này có thể dẫn đến sự kích hoạt không được kiểm soát của các tế bào có chức năng làm ngừng đông máu.

Bích Chi/Theo Hri

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 3 cung hoàng đạo may mắn nhất năm nay, cả đời gặp sung sướng, được quý nhân phù trợ