Hậu đại dịch, nhiều công ty ở châu Âu thí điểm mô hình làm việc 4 ngày/ tuần để thu hút người lao động

2021-08-20 10:25
- Các nhà tuyển dụng ở châu Âu hiện đang thí điểm mô hình làm việc 4 ngày/tuần nhằm tăng năng suất lao động, giảm giờ làm, tiết kiệm thời gian, công sức di chuyển cho người lao động.

Hiện nay, nhiều công ty du lịch và công nghệ ở Châu Âu đang thí điểm mô hình làm việc 4 ngày/tuần để thu hút người lao động hậu đại dịch. Nhiều nhà tuyển dụng cho hay mô hình làm việc này sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm giờ làm, giúp công ty vượt qua khủng hoảng.

Ở châu Âu, chính phủ cánh tả của Tây Ban Nha đang xem xét về ngày, giờ làm việc của riêng mình. Trong khi các cơ quan hành chính công ở Đan Mạch và Iceland đã áp dụng lịch làm việc 4 ngày/tuần.

Ông Christophe Catoir- Chủ tịch tập đoàn nhân sự toàn cầu Adecco cho biết, các chuỗi cửa hàng cung cấp dịch vụ bán lẽ việc bán lẻ và khách sạn của họ hiện đang gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân viên. Vì vậy, nhiều công ty đang giới thiệu các công việc chỉ yêu cầu làm việc 4 ngày/tuần.

"Sau đại dịch, người lao động nhận thấy điều kiện làm việc của họ không phải là tốt. Họ không muốn hy sinh cuộc sống cá nhân của mình cho công việc", ông cho biết thêm.

Hậu đại dịch, nhiều công ty ở châu Âu thí điểm mô hình làm việc 4 ngày/ tuần để thu hút người lao động

(Ảnh minh họa)

Trong khi có nhiều sự hoài nghi về mô hình làm việc mới này, công ty Telefonica, ở Tây Ban Nha đã cho phép 10% nhân viên của mình làm việc 4 ngày/tuần. Đại diện công ty này cũng cho biết họ sẽ áp dụng cách thức làm việc này với 15.000 nhân viên của họ nếu năng suất lao động vẫn ổn định. Doanh nghiệp này vẫn trả lương đầy đủ cho nhân viên mặc dù họ làm việc ít giờ hơn.

Tại thành phố Odsherred, Đan Mạch, một công ty đã cho phép 300 nhân viên của mình làm việc 4 ngày/tuần. Những nhân viên này sẽ được trả lương đầy đủ và cuộc thử nghiệm này sẽ kéo dài 3 năm.

Ông Claus Steen Madsen, đại diện của công ty này nói: “Mọi người vô cùng hào hứng với ngày nghỉ thứ 6. 3 ngày trong tuần không phải làm việc, người lao động sẽ có thêm thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động."

Hậu đại dịch, nhiều công ty ở châu Âu thí điểm mô hình làm việc 4 ngày/ tuần để thu hút người lao động

(Ảnh minh họa)

Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, bộ Công nghiệp của đất nước này đang xem xét kế hoạch thí điểm trị giá 50 triệu Euro để giúp các công ty giảm giờ làm việc mà không làm giảm lương.

Hector Tejero, điều phối viên chính trị tại Mas Pais, cho biết: “Chúng tôi đang lên kế hoạch hỗ trợ mở rộng hơn, để các công ty giảm giờ làm cho nhân viên mà vẫn giữ nguyên lương của họ."

Công ty Phần mềm El Sol có trụ sở tại Andalusia, Tây Ban Nha cũng đã cho phép nhân viên làm 4 ngày/tuần mà không bị giảm lương. Giám đốc tiếp thị của công ty này khẳng định: "Doanh số bán hàng tăng 20% ​​và nhân viên trong công ty làm việc rất năng suất, tập trung."

Công ty du lịch Nordic Visitor, có văn phòng ở Iceland, Scotland và Thụy Điển, đã giảm số giờ làm việc của nhân viên từ 40 xuống 35 giờ/tuần. Công ty cho biết nhân viên của họ cảm thấy hài lòng hơn, làm việc năng suất hơn và cũng ít xin nghỉ ốm hơn.

Công ty Perpetual Guardian- một công ty bất động sản ở New Zealand cho hay, kể từ khi áp dụng mô hình làm việc 4 ngày/tuần, năng suất lao động của họ tăng vọt và tình trạng nhân viên xin nghỉ đã giảm.

"Sau khi áp dụng lịch làm việc 4 ngày/tuần, công ty tôi không bị ảnh hưởng trái lại còn phát triển mạnh hơn. Người lao động làm việc ít hơn, dành nhiều thời gian cho gia đình hơn, kết quả là năng suất lao động cao hơn", đại diện công ty Perpetual Guardian nói.

Và tại New Zealand, tập đoàn hàng tiêu dùng khổng lồ Unilever cũng đã cho phép tất cả các nhân viên làm việc 4 ngày/tuần.

Quỳnh Trang/Theo Asiaone

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hướng dẫn cách khóa tài khoản Facebook tạm thời nhanh nhất