Nhận diện loạt chiêu trò lừa đảo tinh vi cực kỳ dễ gặp dịp cận Tết, đọc ngay kẻo 'tiền mất tật mang'

2022-01-25 17:32
- Cận Tết là lúc các chiêu trò lừa đảo xuất hiện, nếu không cảnh giác bạn sẽ "sập bẫy".

Lừa đảo thông qua việc mạo danh các sàn thương mại điện tử (TMĐT)

Đầu tiên, kẻ gian sẽ mạo danh là nhân viên của sàn TMĐT, yêu cầu thu hồi sản phẩm mà bạn đã đặt trước đó và hoàn tiền gấp 3 lần, tuy nhiên, bạn cần phải bấm vào liên kết và cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng. Nếu người dùng làm theo, tiền trong tài khoản sẽ ngay lập tức “không cánh mà bay”.

Ngoài ra, một hình thức lừa đảo khác là thông báo bạn đã trúng thưởng khi mua sắm trực tuyến. Nội dung tin nhắn sẽ bao gồm một liên kết giả mạo, yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng/tài khoản Internet Banking (bao gồm cả tên đăng nhập, mật khẩu và OTP).

Nhận diện loạt chiêu trò lừa đảo tinh vi cực kỳ dễ gặp dịp cận Tết, đọc ngay kẻo 'tiền mất tật mang'

Tiềm ẩn hậu họa từ dịch vụ "ghép xe - tiện chuyến"

Gần Tết, dịch vụ xe đưa đón người về quê nở rộ đặc biệt là loại hình dịch vụ “ghép xe- tiện chuyến”, tạo điều kiện cho người dân được đi lại dễ dàng với giá rẻ hơn so với giá thuê xe riêng, đi tuyến xe thẳng về quê chứ không đừng đón – trả khách như xe khách. Ngoài ra việc tránh tiếp xúc đông người trong thời điểm dịch bệnh cũng là một lý do khiến nhiều người hiện nay lựa chọn hình thức xe này để di chuyển về quê. Chỉ cần gõ từ khóa “xe ghép chuyến” trên mạng xã hội sẽ ra một loạt những hội nhóm kín, nhóm mở về các chuyến xe ghép từ các thành phố lớn đi các tỉnh và ngược lại. Có nhà xe, cá nhân không đăng công khai, mà chỉ quảng cáo, để lại số điện thoại và đề nghị inbox (nhắn tin riêng). Sau khi dụ được nạn nhân chuyển tiền trước thì chúng biến mất.

Thủ đoạn của chúng thường là post các hình ảnh về phương tiện xe cộ, thông tin về chuyến xe lên các hội nhóm, sau đó dùng nhiều tài khoản ảo để bình luận tạo thu hút. Các giao dịch trao đổi phải inbox và chúng thường yêu cầu nạn nhân chuyển trước 1/3 số tiền vé. Chúng nắm rất rõ các thông tin của chuyến xe khách đi về địa phương của nạn nhân nên dễ dàng tạo được lòng tin. Khi nạn nhân chuyển tiền thì chúng sẽ chặn nick, xoá tài khoản và khoá máy. Cũng bởi số tiền cọc chỉ vài trăm ngàn nên nhiều người đã ngần ngại để tố giác tội phạm khiến loại hình này có cơ hội lan nhanh.

Nhận diện loạt chiêu trò lừa đảo tinh vi cực kỳ dễ gặp dịp cận Tết, đọc ngay kẻo 'tiền mất tật mang'

7 chiêu trò lừa đảo khác dễ gặp dịp cận Tết

1/ Giả mạo trang web, fanpage của các hãng tàu hỏa, máy bay, xe bus... để bán vé bịp, giả mạo nhắm vào nhu cầu đi lại về quê ăn Tết đang ngày càng gia tăng

2/ Giả danh cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan nhà nước, tổ chức chính phủ để đe dọa, uy hiếp, tống tiền nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin cá nhân

3/ Lừa đảo qua các loại hình đầu tư đa cấp, sàn nhị phân, tiền ảo dựa hơi blockchain hay các dự án kiểu như gameNFT, gameFi...để lùa gà sau đó xả và bỏ chạy, để nhà đầu tư khóc ròng

4/ Giả mạo các trang thương mại điện tử, và các nhãn hàng lớn để lập ra các trang giả nhằm bán hàng bịp...

5/ Lừa chiếm đoạt tài sản qua thông báo trúng thưởng, bán xe máy giá rẻ... nhắm vào lòng tham để lừa lấy tiền đặt cọc, lừa lấy thông tin danh tính
6/ Lừa lấy cắp thông tin cá nhân, tiền bạc, tài sản... qua email, tin nhắn thương hiệu, tin nhắn văn bản SMS, hay nhắn tin qua mạng xã hội...rồi dẫn dụ nạn nhân vào các đường dẫn link độc hại giả gần giống với ngân hàng, ví điện điện tử...hoặc xây dựng tình cảm rồi sau đấy hứa hẹn gửi quà có giá trị

7/ Lừa đảo chiếm đoạt số điện thoại qua tin nhắn bảo là nâng cấp miễn phí lên SIM 4G hoặc 5G, rồi sau đấy chiếm quyền kiểm soát ví điện tử, tài khoản ngân hàng, Facebook, Email...

Thu Trang (tổng hợp)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Phối đồ với tông màu cam nổi bần bật và thời thượng như Khánh Linh, Thùy Tiên