Hai thứ thái giám phải mang theo bên mình sau khi tịnh thân đau đớn
Tin liên quan
Trong những bộ phim cổ trang chúng ta xem hàng ngày đều có bóng dáng của thái giám. Đó có thể là một người ẻo lả, nhưng cũng có thể một tay che trời. Nhưng dù thế nào, so với người khác, thái giám hoàn toàn khác biệt.
Đối với nhiều người, chỉ cần nhắc tới thái giám đã thấy ác cảm. Họ gắn liền với tai họa quốc gia. Đặc biệt, lịch sử Trung Quốc xuất hiện quá nhiều thái giám nổi tiếng như Ngụy Trung Hiền, Lý Liên Anh… khiến chỉ cần nghe tên đã thấy khinh miệt.
Thực chất, thái giám có nguồn gốc từ thời Liêu. Nhiều người thường đánh đồng thái giám và hoạn quan, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Đặc biệt vào thời Minh, thái giám là phiên bản nâng cấp của hoạn quan, nhưng hoạn quan chưa chắc đã là thái giám, chưa chắc đã phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn.
Chỉ tới thời nhà Thanh, người ta mới đồng nhất hai cách nói này. Muốn làm thái giám, phải cắt bỏ thứ của quý của đàn ông hay còn gọi là “tịnh thân”, chịu nỗi đau về cả thể xác lẫn tâm lý.
Một người đàn ông vào cung làm thái giám, đều phải qua “Thận hình ti” và trải qua quá trình tịnh thân mới được phép làm việc trong cung. Tại đây, các tịnh sư sẽ dùng canh ớt nóng rửa sạch bộ phận sinh dục rồi dùng dao làm bằng hợp kim vàng và đồng hơ lửa rồi cắt bỏ của quý của một người để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, họ sẽ phải nhịn ăn nhịn uống để không đi tiểu tiện trước khi tịnh thân.
Không phải mùa nào người ta cũng tiến hành tịnh thân được mà chủ yếu ra vào cuối xuân đầu hạ, thời tiết mát mẻ để vi khuẩn không xâm nhập.
Giữa thái giám cũng phân biệt cấp độ cao thấp khác nhau. Thường những thái giám mới đều tỏ ra cung kính với thái giám tổng quản. Những thái giám hầu hạ vua, hoàng hậu… đều được coi trọng hơn so với những người khác. Thậm chí, đôi khi quan lại trong triều cũng phải nịnh hót và bợ đỡ những người này để được vua chú ý đến.
Nhưng những điều này chưa đủ nói hết về những người không nam cũng chẳng phải nữ. Có một điều về thái giám ít ai để ý tới là, sau khi tịnh thân trên người họ không thể thiếu hai món đồ: bao đầu gối và khăn mặt dày.
Cuốn “Cung nữ đàm vãng sự” (Chuyện cũ về cung nữ) đã ghi lại: Một thái giám nọ, tuy sắp vào hạ thời tiết nóng nực nhưng phần dưới cơ thể vẫn được bao bọc tầng tầng lớp lớp quần. Họ cũng tự sắm cho mình những chiếc bao đầu gối để tiện bề quỳ khắp mọi nơi mà vẫn bảo vệ đầu gối. Có ngày, thái giám phải quỳ tới vài chục lần, nên quỳ là kỹ năng căn bản họ cần phải học.
Bên cạnh đó, thái giám thường mang theo bên mình những chiếc khăn mặt là bởi khiếm khuyết sinh lý. Sau khi bị hoạn, họ thường đi tiểu nhiều và mỗi lần ra rất ít nên trên người thường có mùi khai. Bởi vậy, khăn mặt sẽ giúp họ làm sạch những khi cần thiết.
Cũng vì phải chịu quá nhiều đau đớn, không ít thái giám đã kéo bè kết phái, hòng soán ngôi đoạt vị. Trong đó có thể kể đến Ngụy Trung Hiền thời Minh, quản lý Đông Xưởng, một tay che trời. Thậm chí, hắn còn lấy vợ cũng là vú nuôi của hoàng đế lúc bấy giờ.
Những chuyện về thái giám Trung Quốc xưa nhiều vô cùng. Nhưng hầu hết, những người bất nam bất nữ này đều có một điểm chung là tâm lý không được bình thường và thường tự ti về hoàn cảnh của bản thân.
Bạch Ngân - Theo TT
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất