Bí mật Từ Hy Thái hậu (kỳ 3): Bên trong Tử Cấm Thành
2014-11-02 10:44
- (Em đẹp) - Những cung điện, đền đài lộng lẫy, tráng lệ trong Tử Cấm Thành đều đã từng thuộc sở hữu của Từ Hy Thái hậu.
Tin liên quan
Nơi ở của Từ Hy Thái hậu là Tử Cấm Thành nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Một nửa cuộc đời Từ Hy Thái hậu sống ở Tây Lục cung. Tây Lục cung nằm ở phía Tây lui về mé sau trong Tử Cấm Thành, thường được gọi là Nội Diên Tây lộ hay còn có tên Tây Lục cung. Lúc đầu nơi đây có 10 cung điện, đến thời nhà Thanh sửa lại thành 4 lạc viên, 8 chủ điện: phía Đông Nam là cung Vĩnh Thọ, Tây Bắc là cung Hàm Phúc, phía Tây là cung Dực Khôn, điện Thể Hòa, cung Trữ Tú và hậu điện Lệ Cảnh Hiên hình thành tứ đại hợp viện. Ở phía Tây là điện Thái Cực, điện Thể Nguyên, cung Trường Xuân và "Di Tình Thư Thất" dựng thành tứ đại hợp viện. Cả một khu vực Đông, Tây rộng lớn như vậy nhưng chỉ có 4 vị hậu phi sống, lạnh lẽo và buồn chán vô cùng, sau này một mình Từ Hy Thái hậu sinh sống và cai quản Tây cung.
Tử Cấm Thành rộng lớn nhìn từ trên cao.
Hàm Phong năm thứ hai (1852), Từ Hy khi đó là Lan Quý nhân được vào sinh sống tại cung Trữ Tú trong Tử Cấm Thành, tại đây bà sinh hạ Hoàng đế Đồng Trị. Hàm Phong năm thứ 16 (1860), liên quân Anh Pháp tiến vào Trung Quốc, Từ Hy cùng vua Hàm Phong chay nạn về Nhiệt Hà (ngày nay là tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) sống trong một khu biệt thự. Khu biệt thự này ngoài 1 điện chính còn có 2 viện ở 2 phía Đông Tây, Từ An ở viện phía Đông (Từ An Thái hậu là vị Hoàng hậu của Hàm Phong Hoàng đế triều đại nhà Thanh và là Hoàng thái hậu dưới thời Đồng Trị Hoàng đế, đồng nhiếp chính với Từ Hy Thái hậu), Từ Hy ở viện phía Tây giống như trong Tử Cấm Thành, Từ An sống trong cung Chung Túy thuộc Đông Lục cung, Từ Hy cai quản cung Trữ Tú và cung Trường Xuân thuộc Tây Lục cung, người dân thường dùng "Đông Thái hậu và Tây Thái hậu" hay “Đông cung, Tây cung" để chỉ 2 bà.
Sau khi Hoàng đế Đồng Trị lên ngôi cho đến trước giai đoạn Quang Tự năm thứ 10 (1884), Từ Hy cai quản cung Trường Xuân trong Tây Lục cung. Quang Tự năm thứ 10 cũng là lúc Từ Hy Thái hậu đại thọ 50, cung Trữ Tú tiến hành cải tạo lại với quy mô lớn, sửa tên hậu điện nơi sinh Hoàng đế Đồng Trị thành Lệ Cảnh Hiên.
Sau khi cung Trữ Tú tiến hành cải tạo, hậu cung càng trở nên rộng rãi và yên tĩnh hơn, hai cây bách đứng sừng sững, dưới thềm điện trạm 1 cặp rồng và 1 cặp hươu nhung. Dọc hai bức tường trong cung trạm khắc bài phú “Vạn thọ vô cương” do các đại thần dâng tặng. Chính điện được xây dựng lại tinh xảo, hoa lệ, ở giữa đặt ngai ngọc, phía sau đặt 5 bức khảm chữ “Thọ”, phía trên treo bức kính “Đại nguyên bảo kính”, hai phía Đông Tây là những tấm bình phong trạm khắc bằng gỗ lê ngăn cách hai gian Đông Tây. Đông thứ gian, Đông Tiêu gian (tên gọi các phòng gian) dùng gỗ lê trạm khắc mặt ngoài thành hoa văn hình hoa cúc, Tây thứ gian, Tây Tiêu gian lại khắc hoa văn vạn phúc vạn thọ. Từ Hy sống tại Trữ Tú cung, dùng bữa tại Thể Hòa điện, những ngày lễ bà đến Dực Khôn cung để các phi tần đến thỉnh an, cung Dực Khôn chính là nơi Quang Hòa Hoàng đế tuyển phi.
Cung Trường Xuân nơi Thái hậu ở nối với điện Thể Nguyên, tại cung không có sân khấu, Từ Hy thường cùng với Vương công, Quý phi đến Thể Nguyên điện xem kịch.
Phía trước Tây Lục cung, ở về phía Nam là điện Dưỡng Tâm. Dưới thời đại nhà Thanh, ngoài 2 đời vua Thuận Trị và Khang Hy, đến đời vua Ung Chính trở đi các Hoàng đế đều lấy điện Dưỡng Tâm làm nơi ở, lấy tiền điện (phía trước điện Dưỡng Tâm) làm nơi giải quyết công việc triều chính. Đến đời vua Đồng Trị, Quang Hòa, tiền điện Đông Noãn Cách là nơi Từ Hy Thái hậu thiết triều. Khi thiết triều tiểu Hoàng đế ngồi trên ngai ngọc, hai vị Thái hậu (Từ Hy Thái hậu và Từ An Thái hậu) ngồi phía sau ngai, ở giữa tiểu Hoàng đế và hai Thái hậu đặt một bức rèm chắn.
Cung Trường Xuân nơi Thái hậu ở nối với điện Thể Nguyên, tại cung không có sân khấu, Từ Hy thường cùng với Vương công, Quý phi đến Thể Nguyên điện xem kịch.
Phía trước Tây Lục cung, ở về phía Nam là điện Dưỡng Tâm. Dưới thời đại nhà Thanh, ngoài 2 đời vua Thuận Trị và Khang Hy, đến đời vua Ung Chính trở đi các Hoàng đế đều lấy điện Dưỡng Tâm làm nơi ở, lấy tiền điện (phía trước điện Dưỡng Tâm) làm nơi giải quyết công việc triều chính. Đến đời vua Đồng Trị, Quang Hòa, tiền điện Đông Noãn Cách là nơi Từ Hy Thái hậu thiết triều. Khi thiết triều tiểu Hoàng đế ngồi trên ngai ngọc, hai vị Thái hậu (Từ Hy Thái hậu và Từ An Thái hậu) ngồi phía sau ngai, ở giữa tiểu Hoàng đế và hai Thái hậu đặt một bức rèm chắn.
Một con lộ trong Tử Cấm Thành.
Trong Tử Cấm Thành, bên cạnh các cung, điện còn có một địa danh "Tam hải" bao gồm Trung hải, Nam hải, Bắc hải. Trong Tam hải là vô số các lầu, gác, đình. Từ Hy Thái hậu ở trong điện Nghi Loan thuộc Nam Hải, Quang Hòa Hoàng đế ở Doanh Đài ngay bên cạnh.
Sau đại lễ mừng thọ 60, Từ Hy Thái hậu đã sống một thời gian dài tại Di Hòa viên thuộc Lạc Thọ Đường. Điện nơi Thái hậu ở có sập, có giường. Hầu nữ Dụ Đức Linh nhớ lại, sập nơi Thái hậu ngủ cũng không có gì đặc biệt chỉ là đệm mềm ở dưới dày hơn một chút, mùa đông kê 3 tấm, mùa xuân 2 tấm, mùa hè 1 tấm, có lẽ lúc này do đã có tuổi nên Thái hậu sợ lạnh. Trên đệm phủ 1 tấm thảm lụa, 2 hoặc ba 3 ngày thay một lần.
Trong điện, trừ mùa hè, lúc nào cũng phải có một bếp sưởi, mùa đông nhóm lửa to hơn, mùa xuân và mùa thu lửa yếu. Đức Linh trong "Thanh Cung Di Văn" có nhắc đến Từ Hy có một chiếc gối dài, bên trên có một lỗ nhỏ, bên trong đặt hoa khô.
Theo lời của Đức Linh, 1 lần có kẻ lén lẻn vào nơi ở của Thái hậu để hãm hại bà. Sau này bên cạnh việc tăng cường thị vệ, bà còn dùng cả chiếc gối này vì cho rằng khi ngủ nó có thể giúp bà nghe được những tiếng động ở gần, như vậy càng dễ để đề phòng hơn. Đức Linh đã từng nằm thử lên chiếc gối và khẳng định lỗ trên gối quả nhiên có thể khuếch đại âm thanh xung quanh.
Sau đại lễ mừng thọ 60, Từ Hy Thái hậu đã sống một thời gian dài tại Di Hòa viên thuộc Lạc Thọ Đường. Điện nơi Thái hậu ở có sập, có giường. Hầu nữ Dụ Đức Linh nhớ lại, sập nơi Thái hậu ngủ cũng không có gì đặc biệt chỉ là đệm mềm ở dưới dày hơn một chút, mùa đông kê 3 tấm, mùa xuân 2 tấm, mùa hè 1 tấm, có lẽ lúc này do đã có tuổi nên Thái hậu sợ lạnh. Trên đệm phủ 1 tấm thảm lụa, 2 hoặc ba 3 ngày thay một lần.
Trong điện, trừ mùa hè, lúc nào cũng phải có một bếp sưởi, mùa đông nhóm lửa to hơn, mùa xuân và mùa thu lửa yếu. Đức Linh trong "Thanh Cung Di Văn" có nhắc đến Từ Hy có một chiếc gối dài, bên trên có một lỗ nhỏ, bên trong đặt hoa khô.
Theo lời của Đức Linh, 1 lần có kẻ lén lẻn vào nơi ở của Thái hậu để hãm hại bà. Sau này bên cạnh việc tăng cường thị vệ, bà còn dùng cả chiếc gối này vì cho rằng khi ngủ nó có thể giúp bà nghe được những tiếng động ở gần, như vậy càng dễ để đề phòng hơn. Đức Linh đã từng nằm thử lên chiếc gối và khẳng định lỗ trên gối quả nhiên có thể khuếch đại âm thanh xung quanh.
Hạnh Nguyên Mai
(Dịch theo IFE)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
MONO tiết lộ bản hit đình đám có liên quan một người phụ nữ đặc biệt