Nhiều người thích ngồi bắt chéo chân cho duyên dáng, nhưng 6 hậu quả này thì không phải ai cũng biết

Thiên Khuê 2020-10-17 18:00
- Thói quen ngồi chéo chân là tư thế phổ biến ở mọi người, trong đó phụ nữ có xu hướng ngồi chéo chân nhiều hơn. Nếu biết được những tác hại của nó, chắc chắn bạn sẽ phải cân nhắc lại kiểu ngồi này và thay đổi ngay.

Những tác hại khôn lường của thói quen ngồi chéo chân mà nhiều người vẫn mắc phải

Thói quen ngồi chéo chân gây co giãn tĩnh mạch

Khi bạn có thói quen ngồi chéo chân lâu ngày, do hai chân cứ liên tục giữ ở tư thế “chồng chéo” nhau làm cho tuần hoàn máu ở chân gặp trở ngại, dần dần dẫn đến tình trạng co giãn tĩnh mạch chân, nghiêm trọng hơn còn khiến máu huyết không lưu thông, xuất hiện những gân xanh u lồi, viêm tĩnh mạch, xuất huyết v.v…

Ngoài ra, một số người do các kinh mạch bị áp lực gây thiếu máu trong thời gian dài mà gây ra tổn thương chức năng cảm giác và vận động gặp khó khăn, đồng thời còn có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác như tê chân, đau nhức, có khi còn mất khả năng đi tạm thời.

Biết được những tác hại này thì chắc chắn bạn sẽ giảm ngay thói quen ngồi chéo chân

Thói quen ngồi chéo chân dẫn đến hiện tượng chân vòng kiềng

Do chân xếp chồng lên nhau làm tăng trọng lực lên chân, tăng nguy cơ viêm khớp xương. Bên cạnh đó, do phần trên của chân chịu lực không đồng đều, có xu hướng nghiêng vào trong, tổn thương các mô sụn mềm, lâu ngày có thể tạo thành tư thế chân vòng kiềng.

Thói quen ngồi chéo chân làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa

Phái đẹp thường có thói quen ngồi chéo chân mà không biết rằng đây là một trong những yếu tố gây bệnh phụ khoa cao hơn người khác. Tư thế này sẽ khiến nhiệt độ cục bộ bị tăng cao, hình thành môi trường nóng ẩm ở vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, lâu dần có thể gây thống kinh nặng, viêm âm đạo và các bệnh phụ khoa khác.

Biết được những tác hại này thì chắc chắn bạn sẽ giảm ngay thói quen ngồi chéo chân

Thói quen ngồi chéo chân cũng ảnh hưởng sức khỏe sinh sản

Nam giới ngồi chéo chân thường có xu hướng hai chân kẹp rất chặt, làm cho mặt trong của đùi và bộ phận sinh dục thường xuyên ẩm ướt do mồ hôi và nhiệt độ ở đây cũng tăng lên, gây hại cho chất lượng tinh trùng.

Thói quen ngồi chéo chân có thể gây bệnh tim mạch

Ngồi chéo chân làm cho máu huyết không lưu thong thuận lợi, lượng huyết dịch cung cấp đến tim và não bị giảm hoặc tốc độ chậm lại, ảnh hưởng đến chức năng của hai cơ quan trọng yếu này, đồng thời cũng dễ gây ra các bệnh tim mạch, cao huyết áp.

Biết được những tác hại này thì chắc chắn bạn sẽ giảm ngay thói quen ngồi chéo chân

Thói quen ngồi chéo chân dễ làm tổn thương cột sống

Thói quen ngồi chéo chân lâu ngày vô cùng bất lợi cho cột sống, điển hình nhất là làm cho cột sống bị xiêu vẹo, đau lưng mãn tính, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến viêm cột sống, ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn khả năng hoạt động của cơ thể.

Ngồi như thế nào để “cứu vãn” cho cơ thể bạn?

Tốt nhất vẫn là bạn thay đổi tư thế ngồi, bỏ hẳn kiểu ngồi chéo chân, tuy nhiên nếu vì lý do gì đó mà không cải thiện được thì nên chú ý những nguyên tắc cơ bản nhất để hạn chế tác hại của nó.

Biết được những tác hại này thì chắc chắn bạn sẽ giảm ngay thói quen ngồi chéo chân

Ngồi chéo chân không nên duy trì quá 15 phút, bạn nên thường xuyên đổi chân hoặc thả lỏng chân ra để các cơ và xương khớp bớt áp lực, giúp tuần hoàn máu thông suốt và giải tỏa nhiệt độ ở các khu vực bị chèn ép lâu. Ngồi 1 tiếng đồng hồ thì nên đứng dậy hoạt động nhẹ 5 phút cho toàn thân thư giãn.

Khi ngồi nên cố gắng thẳng lưng và có điểm tựa ở sau, hai vai buông thỏng tự nhiên, phần mông nên tiếp xúc hoàn toàn ở mặt ghế. Nếu bạn thường xuyên làm việc với máy vi tính thì hãy đảm bảo khoảng cách từ màn hình với mắt.

Thiên Khuê (Theo Xinhuanet)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Tình yêu chân thật là yêu nhau một đời vẫn chưa đủ...