Gắng sức quá mức khi đi bơi có thể dẫn đến hiện tượng nguy hiểm mà khi phát hiện ra thường đã muộn
Tin liên quan
Thấy con nôn ra nước mẹ hoảng sợ
Chị Võ Thu Hà (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, chị mới con cho trai 4 tuổi đi học bơi. Sau khi đi bơi về, bé Bi (con trai chị Hà) nôn ra nước nhiều lần. Chị Hà càng lo sợ hơn khi đọc được thông tin trẻ bị đuối nước ngay cả khi đã lên bờ. Lo sợ cho sức khỏe của con có vấn đề, chị đã đưa con tới bệnh viện kiểm tra. Kết quả bé Bi chỉ bị rối loạn tiêu hóa.
Chuẩn bị cho con đi học bơi, chị Mai Thu Huyền (30 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) tâm sự, đọc thông tin về “đuối cạn” chị thấy rất hoang mang. Không biết thông tin đó có đúng sự thật hay không. Vì từ trước đến nay chị chỉ nghĩ có đuối nước xảy ra khi đang bơi mà thôi.
"Đuối cạn/đuối nước thứ phát rất hiếm khi xảy ra. Tại bệnh viện Nhi chưa từng tiếp nhận ca bệnh đuối cạn", bác sĩ Lê Ngọc Duy cho hay, ảnh minh họa.
Trao đổi với Ths.BS Lê Ngọc Duy, Phó Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhi Trung ương) về vấn đề có hay không chuyện “đuối cạn”, bác sĩ cho biết, khi nhắc tới đuối nước thường được hiểu là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước. Trên thực tế mọi người có thể bị đuối nước ngay cả sau khi đã rời khỏi nước. Hiện tượng trên được gọi là “đuối cạn” (dry drowning) hoặc “đuối nước thứ phát” (secondary drowning). Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra. Bệnh viện Nhi Trung ương cũng chưa từng tiếp nhận bệnh nhi vào cấp cứu do bị “đuối cạn”.
Thuật ngữ “đuối cạn” hay “đuối nước thứ phát” còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Trên thực tế cả 2 cách gọi này không phải là những thuật ngữ chính thức trong y khoa.
Không nên bơi gắng sức
“Đuối cạn” có thể xảy ra với trẻ nhỏ và người lớn, nhưng hay gặp ở trẻ nhỏ hơn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng “đuối cạn” là do trẻ hít vào phổi một lượng nhỏ nước trong lúc gắng sức như: đi bơi, tắm biển...
Nước sẽ tích tụ trong phổi trong một khoảng thời gian nhất định dẫn đến kích thích đường hô hấp, gây co thắt và gây khó thở hoặc nặng nữa là gây phù phổi. Triệu chứng phù phổi sẽ xảy ra chỉ sau 1-72 giờ trẻ lên bờ.Trẻ bị “đuối cạn” sau khi hít vào phổi một lượng nhỏ nước vẫn sinh hoạt bình thường. Các triệu chứng khi trẻ bị “đuối cạn” thường không rõ ràng, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nếu đứa trẻ gắng sức hoặc có những vấn đề khi ở dưới nước, hãy chú ý tới các dấu hiệu khó thở có thể xuất hiện vài giờ sau đó. Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường cần phải đưa đi khám ngay.
“Nạn nhân bị “đuối cạn” đều sẽ cảm thấy khó thở và tổn thương não, cũng giống như đuối nước. “Đuối cạn” nếu không được xử trí kịp thời, có thể dẫn đến tử vong “, bác sĩ Duy nói.
Để kịp thời phát hiện trẻ có bị “đuối cạn” sau rời khỏi nước, cha mẹ cần phải để ý đến triệu chứng bất thường của con. Thông thường trẻ sẽ mệt mỏi hoặc quấy khóc bất thường, có thể ho hoặc khó thở, biểu hiện bằng thở nhanh, thở gắng sức hoặc nặng nữa có thể tím môi. Đối với trẻ lớn và người lớn có thể có cảm giác đau tức ngực.
Bác sĩ Lê Ngọc Duy khuyến cáo, sau khi tắm hoặc bơi mà có gắng sức trong nước, nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở trên sau khi lên bờ, tốt nhất hãy đưa bé tới phòng khám cấp cứu ngay vì thời gian là yếu tố quan trọng trong điều trị “đuối cạn”.
Bé Francisco Delgado III, 4 tuổi (Mỹ) bị ói mửa và tiêu chảy từ khi lên bờ cho đến lúc ngừng thở vào một tuần sau. Được biết sau khi bơi lên bờ bé Delgado III thường có cơn đau bụng. Sau 1 tuần bé bắt đầu nôn mửa, tiêu chảy và tình trạng ngày càng trở nên tệ hơn. Bé Delgado III được đưa vào viện do có cơn đau vai khủng khiếp và tử vong ngay sau đó. Bác sĩ kết luận Delgado III bị chết đuối trên cạn.
Ngọc Minh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất