"Ông trùm chèo" Trần Bảng - bố của đạo diễn Trần Lực qua đời, hưởng thọ 97 tuổi

Khánh An 2023-07-19 09:30
- NSND Trần Bảng, bố ruột của đạo diễn Trần Lực qua đời sáng 19/7. Nhiều sao Việt gửi lời chia buồn đến gia đình nam nghệ sĩ.

Theo chia sẻ từ đạo diễn Trần Lực, "ông trùm chèo" Trần Bảng - bố của nam nghệ sĩ đã qua đời sáng 19/7 vì tuổi cao, sức yếu. Ông ra đi hưởng thọ 97 tuổi. Trước khi mất, NSND Trần Bảng nhập viện cấp cứu vì viêm phổi.

Ông trùm chèo Trần Bảng - bố của đạo diễn Trần Lực qua đời, hưởng thọ 97 tuổi

Những thăm gần đây, sức khỏe nghệ sĩ Trần Bảng yếu đi dù tinh thần vẫn minh mẫn. Nam nghệ sĩ sống cùng gia đình con trai 6 năm trở lại đây. Ở tuổi ngoài 90, ông thường xuyên cập nhật tin tức qua mạng xã hội. Tuổi già, "ông trùm chèo" một thời chẳng mấy khi ra ngoài tụ họp bạn bè bởi những người bạn cùng tuổi đã lần lượt ra đi. Vợ ông - nghệ sĩ chèo Trần Thị Xuân cũng tạ thế năm 2016. 

Trên trang cá nhân, NSƯT Trần Lực thay ảnh avatar đen thông báo tin buồn, bố đã qua đời. Nhiều sao Việt và bạn bè đã gửi lời chia buồn đến gia đình NSƯT Trần Lực.

Ông trùm chèo Trần Bảng - bố của đạo diễn Trần Lực qua đời, hưởng thọ 97 tuổi

Ông trùm chèo Trần Bảng - bố của đạo diễn Trần Lực qua đời, hưởng thọ 97 tuổi

NSND Trần Bảng được mệnh danh là "ông trùm chèo". Ông có những đóng góp vô cùng quan trọng trong việc phục dựng và phát triển nghệ thuật chèo, trở thành một người tiên phong trong lĩnh vực này.

Nghệ sĩ Trần Bảng không chỉ làm việc với nhiều vai trò như viết kịch bản, đạo diễn, nghiên cứu và phê bình lý luận. Ông đã tập hợp các nghệ nhân để hướng dẫn và dạy dỗ các thế hệ trẻ. Nhà thơ Huy Cận đã viết một bài thơ tặng người bạn đồng hành của ông trong cuộc sống và công việc chèo, gọi nam nghệ sĩ với danh hiệu "trùm chèo".

Ông trùm chèo Trần Bảng - bố của đạo diễn Trần Lực qua đời, hưởng thọ 97 tuổi

Ông trùm chèo Trần Bảng - bố của đạo diễn Trần Lực qua đời, hưởng thọ 97 tuổi

Ông trùm chèo Trần Bảng - bố của đạo diễn Trần Lực qua đời, hưởng thọ 97 tuổi

Ngay khi được giao trọng trách làm trưởng đoàn chèo, sau này trở thành Nhà hát Chèo Việt Nam, nghệ sĩ Trần Bảng đã nghĩ đến việc bảo tồn và phục dựng nghệ thuật chèo cổ. Ông tổ chức các hội nghị nghiên cứu về chèo, mời các nghệ nhân đến biểu diễn.

Đầu những năm 1950, nghệ sĩ tham gia viết và diễn kịch trong Đoàn văn công nhân dân Trung ương tại chiến khu Việt Bắc. Đoàn khi đó được chia làm ba tổ, hội tụ nhiều tên tuổi lão làng như Thế Lữ, Song Kim (tổ kịch), Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước, Doãn Mẫn, Thái Ly (tổ ca múa nhạc), Năm Ngũ, Dịu Hương, Cả Tam (tổ chèo). NSND Trần Bảng giữ vai trò tổ phó tổ kịch.

Vào năm 1957, nghệ sĩ Trần Bảng phục dựng vở chèo Quan âm Thị Kính. Đây là lần đầu tiên khán giả được thưởng thức toàn bộ vở chèo này, không chỉ là những đoạn trích nhỏ. Sau khi xem xong, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ôm Trần Bảng và nói: "Tớ mê Thị Mầu của cậu rồi đấy!".

Những ảnh hưởng từ bố mẹ, cùng với thời thơ ấu sống tại khu văn công Mai Dịch (Hà Nội) nơi các nghệ nhân như Năm Ngũ, Cả Tam, Dịu Hương... biểu diễn chèo đã làm cho nghệ thuật truyền thống "thấm" vào Trần Lực một cách tự nhiên. Dần dần, ông đã tự ý thức sâu sắc và chăm chỉ đọc những bài viết của cha về nghệ thuật chèo, đạo diễn chèo, nghệ thuật biểu diễn trong chèo và cách viết kịch bản chèo...

Trên trang cá nhân, nghệ sĩ Trần Lực thường xuyên chia sẻ về cuộc sống hàng ngày cùng bố. Đối với nam nghệ sĩ, bố không chỉ là người thân, còn là người thầy, người bạn tri kỷ và nguồn cảm hứng vô tận cho ông trong nghệ thuật và cuộc sống.

Khánh An (Tổng hợp)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Vì sao cảnh "cởi" của HIEUTHUHAI trong 2 ngày 1 đêm gây phản cảm?