Trẻ bị chảy nước mũi: Nhìn màu sắc đoán tình trạng để có biện pháp xử lý kịp thời
Tin liên quan
Trẻ bị chảy nước mũi có thể màu sắc khác nhau, làm sao để “bắt bệnh” giúp bé?
Nước mũi trong
Trẻ bị chảy nước mũi thường bị nhận định rằng cảm lạnh, sổ mũi. Tuy nhiên, tùy theo màu sắc và trạng thái dịch nước mũi mà mẹ có phán đoán cũng như có biện pháp xử lý hiệu quả hơn cho trẻ.
Nếu bạn thấy nước mũi của trẻ hơi loãng, có màu trong suốt như nước và chảy liên tục thì đây có thể là biểu hiện ban đầu của chứng cảm mạo, hoặc trẻ nhỏ bị viêm mũi dị ứng cũng có thể xuất hiện nước mũi trong.
Trường hợp này, nước mũi có tác dụng làm sạch khoang mũi, giúp loại bớt các tác nhân gây dị ứng hoặc bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập. Bố mẹ không cần quá sốt ruột, chỉ cần hướng dẫn trẻ biết cách xì mũi hợp lý và giữ vệ sinh cá nhân để tăng cường sức đề kháng, có thể bổ sung thực phẩm giúp giảm cảm lạnh cho trẻ.
Nước mũi màu nâu nhạt hoặc hơi đen
Khi cho trẻ đến những nơi nhiều đất cát, bụi bẩn và ô nhiễm thì khó tránh khỏi việc trẻ hít nhiều các loại dị vật có hại này vào mũi, thậm chí làm biến đổi cả dịch nước mũi bên trong, kết quả là trẻ có thể chảy nước mũi có màu nâu hoặc đen nhạt.
Bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý giúp trẻ làm sạch khoang mũi và hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, không đảm bảo chất lượng không khí. Ngoài ra, nếu có trực khuẩn gây viêm nhiễm cũng khiến nước muối có màu sắc này, bạn nên cho trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.
Nước mũi màu trắng đục
Màu sắc nước mũi có thể biểu hiện nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh ở trẻ. Nếu trẻ xì mũi có màu trắng đục, thông thường là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị cảm mạo khoảng mấy ngày rồi, cho nên nước mũi trở nên “đặc” hơn. Đây cũng là triệu chứng niêm mạc mũi đã bị viêm, cần điều trị sớm.
Nước mũi màu vàng xanh
Khi trẻ bị chảy nước mũi mà có biểu hiện màu vàng xanh thì đa phần là do vi khuẩn hoặc độc bệnh gây ra, có thể kéo dài trong khoảng chục ngày mới dần thuyên giảm. Trong thời gian này, bố mẹ nên chú ý quan sát tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu không kèm theo đau đầu, sốt thì chỉ cần ăn uống cân bằng và ngủ đủ giấc để trẻ dần hồi phục.
Nước mũi màu hồng hoặc đỏ
Đây là dấu hiệu chứng tỏ khoang mũi đã bị xuất huyết, nguyên nhân có thể do thời tiết quá hanh khô dẫn đến các mạch máu nhỏ ở khoang mũi bị nứt vỡ. Hoặc cũng có khi do trẻ có thói quen ngoáy mũi làm tổn thương cục bộ ở niêm mạc, gây ra viêm và chảy máu, làm cho dịch nước mũi có màu hồng hoặc những cục máu nhỏ màu đỏ trong nước mũi.
Trẻ bị sổ mũi nên ăn gì để hỗ trợ cơ thể hồi phục?
Quýt chưng đường phèn
Bạn có thể dùng nguyên trái quýt tươi hoặc nếu có quýt khô càng tốt (vỏ quýt khô còn gọi là trần bì). Cho quýt và một ít đường phèn chưng cho đến khi đường tan và vỏ quýt chín mềm. Để nguội bớt rồi cho trẻ dùng, có tác dụng tán hàn, giải cảm, hỗ trợ điều trị các chứng ho, sổ mũi.
Cháo gạo ngon đậu đen
Ngâm gạo và đậu đen cho mềm và loại bỏ tạp chất, sau đó vớt ra để ráo nước. Cho nguyên liệu vào nồi nấu thành cháo chín nhừ, nêm thêm gia vị thanh đạm để trẻ dễ ăn hơn. Món ăn này có tác dụng thanh lọc cơ thể, tăng đề kháng, giúp trẻ mau khỏi các chứng cảm mạo, sổ mũi do nhiễm lạnh hoặc vi khuẩn, độc bệnh.
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ có phán đoán chuẩn xác khi trẻ bị chảy nước mũi, từ đó có biện pháp xử lý an toàn và hiệu quả cho trẻ.
Thiên Khuê (Theo Familydoctor)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất