Thực hư lời đồn trẻ chậm nói sẽ gặp được quý nhân, cha mẹ cần biết sự thật
Tin liên quan
Người xưa thường truyền tai nhau rằng trẻ chậm nói thường thông minh hơn người, sau này sẽ gặp được quý nhân. Tuy vậy, đây là tin đồn không có cơ sở khoa học. Các phụ huynh cần để ý đến việc con nói và phát âm.
Sau 1 tuổi, trẻ đã bắt đầu học phát âm, đến 2 tuổi, một đứa trẻ bình thường có thể nói một câu hoàn chỉnh. Việc trẻ chậm nói, không phản ứng trước mỗi kích thích từ người lớn có thể là dấu hiệu cho thấy con đang gặp vấn đề. Trước tiên, hãy cùng nhìn nhận một cách khoa học về việc trẻ chậm nói.
Thời gian biểu cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
Sau khi trẻ được sinh ra, chúng bắt đầu bập bẹ, dần dần trẻ bắt đầu phát ra các âm thanh khác nhau. Và dần dần trẻ bắt đầu chấp nhận sự kích thích ngôn ngữ bên ngoài, trẻ sẽ bắt chước những gì cha mẹ nói với trẻ để cố gắng phát âm theo. Mỗi đứa trẻ đều có biểu đồ phát triển ngôn ngữ của riêng mình. Vì vậy chúng ta hãy cùng xem xét chi tiết khả năng ngôn ngữ của bé phát triển như thế nào ở các độ tuổi khác nhau.
0-9 tháng: Bập bẹ nói
Trẻ sơ sinh trong vòng 9 tháng giao tiếp với thế giới chủ yếu là tạo ra âm thanh, cho dù đó là tiếng khóc hay tiếng cười hoặc một số âm tiết lạ không đồng điệu. Ở giai đoạn này, trẻ không có khả năng nhận thức, nghe nói, không hiểu người lớn nói gì, chỉ thể hiện những phản ứng sinh lý đơn giản như vui hay buồn, muốn ăn hay muốn đi vệ sinh qua tiếng bập bẹ.
9-18 tháng: Hiểu và bắt chước
Ở giai đoạn này, trẻ đã có một số khả năng nhận thức cơ bản, trẻ bắt đầu bắt chước dần những âm thanh hoặc từ mà trẻ nghe được, học cách liên kết những từ đã học với những điều cụ thể. Trẻ có thể nghe những chỉ dẫn đơn giản từ cha mẹ để hiểu và thực hiện.
18-24 tháng: Tăng trưởng khả năng từ vựng
Từ 1,5 đến 2 tuổi, vốn từ vựng mà trẻ tích lũy được sẽ tăng lên, dần dần trẻ có thể tích lũy được hơn 30 từ. Và trẻ có thể dần dần hiểu được những chỉ dẫn phức tạp hơn
2-3 tuổi: Giai đoạn tích lũy ngôn ngữ
Giai đoạn này đặc biệt quan trọng, trẻ đang trong giai đoạn tích lũy ngôn ngữ sẽ nâng cao hơn nữa khả năng nhận thức và không còn chỉ nói những từ đơn giản như trước nữa. Lúc này bố mẹ phải dạy thêm từ vựng cho trẻ và cho trẻ biết từ vựng hơn khi có nhiều cơ hội nói hơn.
3-5 tuổi: Giai đoạn bùng nổ ngôn ngữ
Từ khoảng 3 tuổi, dự trữ ngôn ngữ của trẻ về cơ bản đã hoàn thiện. Trẻ sẽ nói nhiều và thích giao tiếp với mọi người hơn. Bố mẹ cần lắng nghe, nói chuyện để nâng cao khả năng học tập và nhận thức của trẻ.
Nhìn thấy điều này, một số cha mẹ có thể hỏi, tại sao con tôi không thể nói sõi? Thậm chí một số trẻ 3-4 tuổi chỉ có thể nói được những từ ngắn. Trên thực tế, theo một số số liệu nghiên cứu, 1/5 trẻ em nói muộn hơn so với các bạn cùng lứa tuổi nhưng cha mẹ cũng không nên xem nhẹ, hãy cùng điểm qua những yếu tố khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Lý do khiến trẻ chậm nói
1. Cha mẹ và con cái ít giao tiếp
Một số trẻ chậm nói vì bố mẹ ít nói, ít giao tiếp. Cả ngày, bé chỉ biết làm bạn với các thiết bị điện tử. Từ 1 tuổi rưỡi đến 5 tuổi là giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ của trẻ, lúc này nếu cha mẹ không chú ý đến việc giáo dục ngôn ngữ cho con và không tạo cho con một môi trường ngôn ngữ tốt sẽ trực tiếp dẫn đến việc trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ cũng như các vấn đề về tinh thần của trẻ.
2.Cha mẹ hay trả lời thay con
Một số cha mẹ có cá tính mạnh, họ sắp xếp trước mọi thứ họ thích cho con, thậm chí trước những câu hỏi của người lớn khác, cha mẹ cũng vội vàng trả lời thay con. Đây cũng là nguyên nhân khiến con không có cơ hội để nói.
3. Do bệnh gây ra
Một số loại thuốc người mẹ sử dụng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến trẻ sơ sinh. Cũng có một số trẻ bị bệnh làm giảm khả năng nghe nói. Ngoài ra, trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ cũng sẽ gặp vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, khi phát hiện trẻ lâu không nói được, chúng ta nên đưa con đến bệnh viện khám để có cách điều trị phù hợp.
Khánh An/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất