Tại sao ban ngày trẻ bình thường nhưng lại ho về đêm?

Nana 2022-11-25 07:15
- Cha mẹ hãy nắm bắt ngay 7 nguyên nhân khiến bé ho về đêm để biết cách xử lý kịp thời.

Nhiều cha mẹ nhận thấy rằng ban ngày trẻ sinh hoạt, học tập bình thường nhưng khi ngủ ban đêm lại ho nhiều. Tại sao lại xảy ra tình trạng này?

Ho về đêm từ nguyên nhân sinh lý

Tại sao ban ngày trẻ bình thường nhưng lại ho về đêm?

1. Do tư thế nằm ngủ

Trẻ thường đứng hoặc ngồi vào ban ngày, và nằm trong một thời gian dài vào ban đêm. Nếu có chất nhầy trong đường hô hấp thì với tư thế nằm như vậy dễ gây ra kích thích xuống vùng hầu họng và dễ ho hơn.

2. Môi trường kích thích

Buổi tối khi ngủ, cha mẹ thường đóng kín cửa ra vào và cửa sổ, không khí không được lưu thông, hàm lượng các khí kích thích tăng cao dễ khiến trẻ bị ho về đêm.

3. Vận động mạnh

Nếu trẻ vận động mạnh trước khi đi ngủ sẽ dẫn đến cơ thể thiếu nước, khô cổ, dễ gây ho về đêm.

4. Hít phải dị vật

Ga trải giường, vỏ chăn, vỏ gối… không được thay kịp thời, trẻ có thể hít phải mạt bụi, bụi, lông động vật khi ngủ vào ban đêm dẫn đến ho về đêm.

Thực chất ho là một phản xạ bảo vệ của cơ thể con người, nếu trẻ ho do những nguyên nhân trên và không nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến giấc ngủ thì không cần điều trị.

Ho về đêm do nguyên nhân bệnh lý

Tại sao ban ngày trẻ bình thường nhưng lại ho về đêm?

Trẻ ho về đêm cũng có thể do trẻ mắc bệnh riêng, trường hợp này cha mẹ không nên xem nhẹ. Một số bệnh chính được tóm tắt cho tất cả mọi người, chiếm gần 90% nguyên nhân gây ho về đêm.

1. Chảy dịch mũi sau

Chảy dịch mũi sau, còn được gọi là "hội chứng ho đường hô hấp trên", hiểu đơn giản là dịch mũi chảy ra phía sau khoang mũi thay vì chảy ra khỏi lỗ mũi và chảy thẳng vào cổ họng.

Chất nhầy trong mũi được vận chuyển bởi các lông mao của niêm mạc mũi, cơ thể con người không cảm thấy khó chịu trong suốt quá trình. Tuy nhiên, khi các xoang của trẻ bị viêm và chức năng lông mao của niêm mạc mũi bị tổn thương, một lượng lớn dịch mũi sẽ xuất hiện. Dịch tiết trực tiếp chảy ngược vào hầu họng. Cộng với việc nằm nhiều vào ban đêm, triệu chứng này sẽ nghiêm trọng hơn, giống như vòi nước nhỏ giọt, trẻ sẽ thường xuyên ho về đêm khi cổ họng bị kích ứng.

Bản thân chảy nước mũi sau không nguy hiểm nhưng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy nước mũi sau nên bạn hãy đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể rồi điều trị triệu chứng.

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản có thể kích thích các thụ thể trong thực quản gây ra ho, có liên quan đến khoảng 40% trường hợp ho ở những trẻ bị ho mãn tính.

Ở trẻ em mắc bệnh này, cơ thắt thực quản thường giãn ra hoặc yếu đi một cách bất thường và axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản khi nằm vào ban đêm. Hầu hết bệnh nhân ho mãn tính do trào ngược dạ dày thực quản không có triệu chứng khó chịu nào khác, một số ít trẻ sẽ bị ợ chua, khàn tiếng. Ngoài ra, trẻ ăn quá nhiều và nằm trằn trọc vào ban đêm cũng sẽ bị trào ngược thức ăn và gây ho.

Hầu hết trẻ em trào ngược dạ dày thực quản là sinh lý và có thể tự khỏi khi khoảng 1 tuổi, và một số rất ít trẻ cũng có thể tự khỏi khi lên ba, bốn tuổi nên không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, thậm chí khó thở, đau tức ngực và các triệu chứng khác thì bạn nên đưa trẻ đi khám ngay.

Tại sao ban ngày trẻ bình thường nhưng lại ho về đêm?

3. Ho do hen suyễn

Ho suyễn dạng ho là một loại hen suyễn tương đối đặc biệt, triệu chứng chủ yếu là ho khan kịch phát hoặc dai dẳng vào buổi sáng và buổi tối, thường bị nhầm với ho mãn tính hoặc ho dị ứng.

Bệnh này thường gặp ở trẻ em hoặc người lớn có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị dị ứng, khi ho không có hoặc ít đờm, một số trẻ sơ sinh sau khi vận động buổi sáng bị kích thích bởi không khí lạnh, bị cảm lạnh, ngửi thấy mùi khó chịu như: sơn, và bị dị ứng tiếp xúc, trước hoặc sau khi khóc và cười, các triệu chứng ho sẽ trầm trọng hơn.

Cũng có một số bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi theo mùa, nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Điều này là do các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi và lông động vật bay trong không khí vào mùa xuân và nhiệt độ giảm đột ngột vào mùa thu.

Ngoài các nguyên nhân bệnh chính trên, ho sau nhiễm trùng, viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản và các bệnh đường hô hấp khác, hoặc bệnh tim mạch gây khó thở, hoặc kích thích thuốc, v.v., cũng có thể gây ho về đêm, nhưng những tình huống này tương đối hiếm gặp. 

Cách chăm sóc và phòng ngừa ho về đêm cho trẻ

Đối với ho về đêm do tư thế nằm, bạn có thể nâng trẻ nằm ngửa hoặc chuyển sang tư thế ngủ nghiêng.

Nếu không khí trong nhà khô, bạn có thể đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để giảm bớt sự khô hanh, ngoài ra, chú ý trong phòng nên thường xuyên mở cửa sổ để thông gió, đặc biệt là vào mùa đông.

Ga trải gường, chăn, vỏ gối trên giường cần được giặt sạch sẽ và thay thường xuyên.

Tránh tập thể dục gắng sức trước khi đi ngủ và không cho trẻ ăn quá nhiều.

Nếu bạn đã chú ý đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống, thì bạn phải xem xét các yếu tố của bệnh và chú ý đến các triệu chứng khác nhau của trẻ. Cơn ho về đêm của trẻ không ảnh hưởng đến giấc ngủ và không có biểu hiện khó chịu nào khác, cha mẹ có thể kiên nhẫn quan sát trước, không nên cho trẻ uống thuốc ho ngay khi thấy trẻ ho.

Nana/Theo 163

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Đi tìm lí do 12 cung Hoàng đạo nam ngoại tình