'Mẹ ơi, con được 9 điểm bài kiểm tra', phản ứng của người mẹ đến giáo viên cũng phải khen ngợi
Tin liên quan
Bé Qianqian năm nay học lớp 1. Sau giờ tan trường, cậu bé thường chờ mẹ đến đón về. Khi nhìn thấy mẹ, cậu khoe rằng cậu được 9 điểm môn tiếng Trung và 9 điểm môn Toán. Đối với một đứa trẻ mới bước vào trường tiểu học. Điểm số này khá tốt, nghe xong, người mẹ liên tục khen ngợi: "Con làm tốt quá, con thật tuyệt vời!" Nghe lời khen của mẹ, Qianqian thực sự rất vui nhưng nụ cười trên môi cậu bé vụt tắt khi mẹ hỏi: “Con có biết lớp con có bao nhiêu bạn đạt điểm 10 tuyệt đối hay không?"
Có rất nhiều bậc cha mẹ trong cuộc sống giống như Qianqian, con cái của họ đạt điểm cao và rõ ràng là họ rất hài lòng. Nhưng họ lại muốn con đạt điểm cao hơn. Điều này vô tình tạo áp lực cho con trẻ.
Thành tích học tập của Wenwen từ nhỏ đã rất tốt, cô bé không bao giờ cần đến sự giám sát của bố mẹ.Tất cả đều bắt nguồn từ việc bố mẹ Wenwen rèn luyện thói quen học tập cho con từ khi còn nh. Khi giáo viên yêu cầu phụ huynh ký tên vào tờ giấy kiểm tra, bố mẹ Wenwen không quá đặt nặng chuyện con đạt điểm cao hay điểm thấp.
Một lần, Wenwen đạt 9 điểm trong bài kiểm tra và khi về nhà, cô bé tỏ ra chán nản, không muốn ăn nhiều trong bữa tối. Mẹ cô bé đã tinh ý nhận ra. Mẹ bé tâm sự với con rằng: "Mẹ rất vui vì con đã được 9 điểm thay vì 10 điểm". Vì sao người mẹ lại nói lời này nhỉ?
Nhìn vào ánh mắt khó hiểu của Wenwen, mẹ cô bé giải thích: "Con không đạt điểm tuyệt đối sẽ là lúc con nhìn lại bản thân để xem mình chưa tốt ở điểm nào." Nghe mẹ trả lời xong Wenwen gật đầu.
Về điểm thi của Wenwen, mẹ Wenwen không bao giờ thúc ép mà rất thấu hiểu và hướng dẫn con. Ngược lại, nhiều bậc cha mẹ coi điểm số là trên hết, thúc ép, tạo áp lực khiến con mệt mỏi.
Cha mẹ nên làm gì khi con đạt điểm kém?
Đừng đổ lỗi cho con
Hãy bình tĩnh! Điều đầu tiên cha mẹ nên làm khi con đạt điểm kém đó là đừng đổ lỗi cho con. Nhiều phụ huynh vì tức giận khi biết con đạt kết quả kém đã có ý định phạt con bằng cách cho “ăn đòn”. Theo đó là những lời “mắng nhiếc” về những lần con dậy muộn vào buổi sáng, mải chơi khi trời sắp tối hay xem tivi quá thời gian quy định.
Đừng so sánh con với đứa trẻ khác
Đặc biệt, đừng so sánh con với anh, chị, em của mình. Khi một đứa trẻ đạt điểm kém trong kỳ thi, cha mẹ thường so sánh con với bạn bè của con hoặc với những bạn đạt thành tích cao, tất cả những điều đó sẽ làm tổn thương lòng tự tôn của con và khiến con hình thành cảm xúc tiêu cực.
Mỗi đứa trẻ đều khác nhau, và thể hiện điểm mạnh và điểm yếu theo những cách khác nhau. So sánh những đứa trẻ với nhau sẽ chỉ làm trẻ cảm thấy khó chịu và đánh mất sự tự tin.
Giúp con hình thành thói quen học tập tốt
Có thể phương pháp hoặc thói quen học tập của con chưa phù hợp với con, hoặc có thể con đang phải học quá nhiều. Hãy giúp con cân bằng quỹ thời gian dành cho học tập, giải trí và dành cho gia đình.
Việc học là điều quan trọng và việc con chơi đùa bên ngoài cũng quan trọng không kém. Sau 6 giờ học liên tục trên lớp, thời gian cho con thư giãn là rất quan trọng. Hãy giúp con hoàn thiện một thời khóa biểu phù hợp, cân bằng tốt giữa trường học, gia đình và giải trí.
Khánh Chi/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất