Lý do bé ngủ nhiều và khi nào nên lo lắng?
Tin liên quan
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là bình thường?
Trong tình trạng bình thường khỏe mạnh, trẻ từ khi mới sinh cho đến 4 tháng tuổi mỗi ngày sẽ ngủ từ 14 đến 17 giờ; cho đến khi trẻ được 1 tuổi thì thời gian ngủ có thể rút ngắn xuống từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày.
Mặc dù vậy, trẻ sơ sinh dưới tháng tuổi vẫn có thể ngủ đến 19 giờ tùy theo thể trạng bẩm sinh và nhu cầu nghỉ ngơi của bé. Do em bé mới sinh nên dạ dày còn rất nhỏ, vì vậy bé có xu hướng cách 2 - 3 giờ sẽ thức dậy để bú trong vài tuần đầu tiên.
Vì sao trẻ ngủ nhiều và khi nào cần thận trọng?
Lý do bé ngủ nhiều có thể do sự phát triển bình thường nhưng cũng có khi là tiềm ẩn của bệnh tật. Hầu hết trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ. Giấc ngủ của trẻ thúc đẩy trí não phát triển, hoàn thiện hệ thần kinh và hành vi.
Bé đang trong giai đoạn tăng trưởng
Khi ngủ, não của trẻ sẽ sản xuất hormone tăng trưởng, vì vậy em bé sẽ ngủ nhiều vào ban ngày và cả ban đêm để kích thích quá trình phát triển này. Nếu bé ngủ trong khoảng thời gian ổn định theo ước tính và không có bất thường khác thì mẹ có thể yên tâm.
Bệnh tật tiềm ẩn
Bạn nên quan sát giấc ngủ của bé, nếu bé ngủ liên tục và vẫn tỏ ra uể oải dù vừa mới ngủ nhiều giờ thì cẩn thận bệnh tiềm ẩn nào đó. Bé cũng thường kèm theo triệu chứng chán ăn, bú sữa ít hoặc thậm chí từ chối bú sữa.
Đường huyết thấp
Một số bé có lượng đường trong máu thấp cũng thường ngủ lâu hơn. Bé sẽ có biểu hiện bơ phờ, thiếu năng lượng, không tự thức dậy dù đói, thiếu khả năng chú ý vào mọi thứ xung quanh.
Trẻ bị vàng da
Khi trẻ bị vàng da, nồng độ bilirubin trong cơ thể tăng cao khiến trẻ mệt mỏi và thường xuyên buồn ngủ, biếng ăn, dáng vẻ trông yếu ớt và thiếu sức sống.
Nhiễm trùng
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu nên dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh. Bạn nên chú ý những triệu chứng điển hình như trẻ ho, sốt, màu sắc da khác thường, ngủ rất nhiều, không chịu bú sữa và khóc quấy thì có thể trẻ đang bị nhiễm trùng.
Tiêm chủng
Tác dụng phụ từ việc tiêm chủng cũng có thể là lý do bé ngủ nhiều. Thông thường, nếu tình trạng nhẹ thì trẻ dễ buồn ngủ trong khoảng 1 đến 2 ngày sẽ trở lại bình thường.
Tuy nhiên, nếu bé có kèm theo biểu hiện thở gấp, mặt đỏ hoặc tím tái, thậm chí rơi vào hôn mê thì cần nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu.
Làm gì khi trẻ ngủ quá nhiều?
Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều hơn 3 đến 4 giờ, vì vậy nếu bé bú sữa mẹ thì cách 2 đến 3 giờ bạn cần đánh thức bé; nếu bé bú sữa bình thì thời gian ngủ có thể 3 đến 4 giờ mới gọi bé dậy để bú.
Đảm bảo cho bé bú sữa đều đặn trong vài tuần đầu tiên sau sinh để bé tăng cân ổn định, sau đó bạn có thể cho bé ngủ lâu hơn vào ban đêm. Để loại trừ bệnh lý, bạn nên quan sát trẻ có bú đểu 8 đến 12 lần mỗi ngày hay không.
Chú ý thêm những biểu hiện bất thường khác như trẻ khóc quấy khi thức dậy, khó thở, da nhợt nhạt, nôn mửa sau khi bú, sụt cân… Nếu có hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Trong trường hợp bé chỉ tỏ ra uể oải nhưng không có dấu hiệu khác thì có thể chỉ do bé chưa bú no hoặc giấc ngủ trước đó kém chất lượng. Bạn có thể áp dụng những mẹo sau để cải thiện tình hình.
- Cho bé bú sữa khi có dấu hiệu đói, hoặc lúc bé tỉnh táo cần đảm bảo cho bé ăn cách 1 đến 2 giờ một lần.
- Nhiệt độ phòng hợp lý, quần áo và chăn nệm thoải mái, không gian thoáng mát yên tĩnh, không quá sáng sẽ giúp trẻ ngủ tốt hơn, không có biểu hiện mệt mỏi sau khi thức dậy.
- Ghi lại lịch trình ngủ của bé để có đánh giá chính xác hơn và kịp thời phát hiện những bất thường của bệnh tật.
Nếu bạn nhận thấy bé có tình trạng ngáy to hoặc ngừng thở trong khi ngủ, kèm theo sốt, khóc quấy, lờ đờ, bỏ ăn… thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn phán đoán tốt lý do bé ngủ nhiều, từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả và an toàn cho trẻ.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất