Đằng sau một đứa trẻ không vâng lời, thường có người bố mẹ làm việc này
Tin liên quan
Bố mẹ cằn nhằn quá nhiều khó nuôi dạy những đứa con ngoan ngoãn
Trong lĩnh vực tâm lý học, hiệu ứng quá giới hạn là hiện tượng tiêu cực trong tâm lý con người xảy ra khi bị kích thích quá mạnh, quá nhiều trong thời gian kéo dài, dẫn đến sự khó chịu và phản kháng.
Một ví dụ điển hình về hiệu ứng này là nhà văn nổi tiếng Mark Twain, Mỹ. Một lần ông đến nhà thờ và nghe mục sư giảng. Ban đầu bài giảng thú vị, do đó ông quyết định quyên góp tiền. Tuy nhiên, sau 10 phút, nhà văn bắt đầu mất kiên nhẫn và thay đổi ý định, quyết định góp ít tiền hơn.
Khi bài giảng kéo dài thêm 10 phút, Mark Twain không quyên góp tiền nữa. Ông đã bị kích thích trong thời gian dài, không thể chịu đựng và điều đó đã làm thay đổi quyết định của người này. Đây là cách hiệu ứng quá giới hạn được phát hiện. Kể từ đó, người ta thường giảm tình trạng kích thích, tránh tái diễn quá mức một vấn đề để tránh tác động tiêu cực đến tâm lý.
Hiệu ứng này cũng áp dụng cho việc giáo dục trẻ em. Khi cố gắng khiến con nghe lời, việc lặp lại và nhắc nhở một việc nhiều lần (khiến trẻ phải làm một việc một, hai, ba lần và có thể nhiều hơn nữa) sẽ làm con mất kiên nhẫn và cuối cùng trở nên chán nản. Bố mẹ nói càng nhiều, con càng không tuân thủ.
Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, phụ huynh chỉ cần nói một lần, trẻ sẽ nhớ ngay, không cần nhắc nhở quá nhiều. Tương tự như việc ăn cơm, đứa trẻ chỉ ăn được một bát cơm, nhưng nếu ép con ăn 4, 5 bát, bé có thể chịu đựng được không? Kết quả cuối cùng là con sẽ nôn mửa ra.
Bí quyết nuôi dạy những đứa trẻ ngoan: Nói ít lại, lắng nghe nhiều hơn
Wegener, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard ở Hoa Kỳ, đã tiến hành một thí nghiệm nổi tiếng về hiệu ứng gấu trắng. Trong thí nghiệm này, ông cho phép các đối tượng suy nghĩ về bất cứ điều gì, trừ việc nghĩ về gấu trắng.
Tuy nhiên, khi mọi người cố gắng quên đi con gấu trắng, họ lại nhớ về nó nhiều hơn. Tương tự, khi cha mẹ liên tục nhắc nhở về những khuyết điểm của con cái. Điều đó sẽ thu hút sự chú ý của trẻ và làm cho những khuyết điểm đó càng tái diễn. Chúng ta đều có một cái miệng và hai cái tai, bạn nên nói ít và lắng nghe nhiều hơn.
Không ép buộc và mệnh lệnh
Có một câu chuyện ngụ ngôn của một nhà văn Pháp kể về hai gió là gió Nam và gió Bắc tham gia một cuộc thi để xem ai mạnh hơn. Trong cuộc thi này, một người đi ngang qua và gió Bắc nói: "Ai thổi tung chiếc áo của người này, chính là kẻ mạnh hơn".
Vì vậy, gió Bắc dùng hết sức thổi mạnh, nhưng càng thổi mạnh, người kia càng giữ chặt áo. Khi đến lượt gió Nam, gió ấm nhẹ nhàng thổi, làm cho người kia cảm thấy nóng bức và vội vàng cởi bỏ áo cả trong và ngoài. Kết quả rõ ràng, gió Nam chiến thắng.
Các nhà tâm lý gọi điều này là "hiệu ứng gió Nam". Sự nhẹ nhàng luôn đem lại hiệu quả cao hơn so với cách nghiêm khắc và la hét. Hiệu ứng này khiến đối phương sẵn sàng hợp tác tự nguyện và chấp nhận.
Để yêu cầu trẻ làm điều gì đó, bạn có thể nói nhẹ nhàng bằng ngôn ngữ thân thiện, thể hiện sự tín nhiệm và tình cảm. Một lời thì thầm tốt hơn nhiều so với một lời khiển trách to tiếng.
Đừng nhắc lại chuyện cũ
Con cái mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi và tất nhiên cha mẹ có quyền phạt con, nhưng khi phê bình, tránh nhắc lại chuyện cũ, nên tập trung vào điểm mấu chốt và dừng lại khi thấy đủ.
Điều này giúp con biết mình sai ở đâu, khiến trẻ dễ dàng chấp nhận hơn. Phụ huynh cằn nhằn quá mức chỉ khiến trẻ chán ghét, vừa tốn công sức vừa không có lợi cho sự trưởng thành của con.
Khánh Chi
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất