Con trai khóc khi đi nhà trẻ, mẹ dùng một cách giúp bé ngoan ngoãn, tự nguyện đi học
Tin liên quan
Tiểu Xuyên năm nay đã 3 tuổi và được mẹ cho đi học mẫu giáo. Trước khi đi học, mẹ cậu đã dành nhiều thời gian trò chuyện với con trai về ngôi trường, cô giáo và các bạn mới. Ngày đầu tiên, Tiểu Xuyên vui vẻ lên xe đưa đón của trường đến lớp. Tuy nhiên ngay tối hôm đó khi đi học về, cậu chỉ ôm mẹ và mếu máo khóc không muốn đi học mẫu giáo nữa. Khi hỏi lý do thì Tiểu Xuyên bảo cậu không muốn xa mẹ chút nào. Người mẹ ôm con dỗ dành và tối hôm đó cùng con xem hoạt hình. Cô cố ý chọn một đoạn phim hoạt hình nói về việc đi mẫu giáo của nhân vật. Sau đó giải thích cho con về việc đi học có bạn bè, thầy cô sẽ vui như thế nào. Bên cạnh đó người mẹ cũng hứa hẹn con trai đi học ngoan thì sẽ tặng cho con một huy hiệu. Con có thể dùng huy hiệu để đổi lấy một món quà trong danh sách có sẵn của mẹ.
Cuối cùng nhờ sự thuyết phục của mẹ mà hôm sau Tiểu Xuyên đã vui vẻ đi học trở lại và ngày càng trở nên dạn dĩ hơn.
Vì sao trẻ mới đi học ngại đi nhà trẻ?
Trên thực tế, trong cuộc sống có rất nhiều trẻ em lần đầu tiên đến trường mẫu giáo có tâm lý đặc biệt phản kháng. Theo phân tích của chuyên gia, điều này chủ yếu liên quan đến sự lo lắng về sự chia ly.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, từ 9 tháng đến khoảng 3 tuổi, trẻ sẽ có một cột mốc phát triển nhận thức quan trọng, đó là “tính vĩnh viễn khách quan”, trong quá trình này, trẻ sẽ dần dần nhận thức được mình chỉ có một người mẹ trên thế giới.
Vì vậy, khi người mẹ thân thiết rời khỏi tầm mắt của trẻ dễ dàng khiến con lo lắng và bồn chồn. Đối với những em bé mới bắt đầu đi học cũng vậy, chúng rời khỏi môi trường quen thuộc và biết rằng giây tiếp theo có thể bị tách khỏi những người thân trong gia đình nên khóc vì sợ hãi và không muốn bị xa cách.
Ngoài ra, các nhà tâm lý học cho rằng trẻ em có giai đoạn phát triển nhạy cảm vào khoảng 2 hoặc 3 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ có thể nhận ra ranh giới giữa mình và thế giới, dần dần cố gắng phân tích bản thân khác với người khác, từ đó hình thành một "quan niệm về bản thân". Đặc điểm cảm xúc điển hình của nó là "sợ hãi".
Trước khi đi mẫu giáo, trẻ thu mình trong thế giới quen thuộc, sau khi đi mẫu giáo, mọi thứ xung quanh đều xa lạ, mất khả năng kiểm soát với môi trường nên sẽ rơi vào tình trạng bất lực, sợ hãi.
Làm thế nào để cha mẹ có thể giúp trẻ giải tỏa cảm xúc khi mới đi mẫu giáo?
Cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho con
Theo kết quả của các cuộc khảo sát liên quan, một phần nguyên nhân khiến trẻ lo lắng bị chia xa ở trường mẫu giáo là do yếu tố của cha mẹ, bởi ở nhà nhiều cha mẹ thường chiều con nên khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ rất hạn chế. Ngoài ra, khi lần đầu cho trẻ đến trường, trẻ sẽ bộc lộ những cảm xúc như ngại ngần, lo lắng, những cảm xúc này có thể truyền sang trẻ khiến trẻ khó thích nghi nhanh với cuộc sống mới ở trường mầm non.
Vì vậy, mong các bậc phụ huynh có sự chuẩn bị trước, có ý thức rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân cho con ngay từ nhỏ, thẳng thắn hơn khi cho con đến trường để con tự học cách thích nghi khi không có bố mẹ bên cạnh.
Chuẩn bị đồ chơi cho trẻ
Trên thực tế, một phần nguyên nhân khiến nhiều trẻ lo lắng là do chưa thích nghi được với môi trường mới, cha mẹ có thể cho trẻ một món đồ chơi trẻ thích vào cặp trước khi đến trường, điều này có thể nâng cao cảm giác an toàn cho trẻ.
Momo/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất