Bé bị hăm không hẳn là do bỉm mà còn vì một lý do xuất phát từ mẹ

Momo 2022-07-15 10:06
- Hóa ra bé bị hăm không phải chỉ do bỉm mà còn bởi một hành động chưa tốt của người mẹ.

Trẻ sơ sinh khi còn nhỏ dễ bị hăm tã. Bệnh này chủ yếu xảy ra trên các bé trong vòng một tuổi, thông thường tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là khi trẻ được 8 - 10 tháng tuổi.

Vì sao trẻ hay bị hăm?

Bé bị hăm không hẳn là do bỉm mà còn vì một lý do xuất phát từ mẹ

Trẻ sơ sinh bị hăm là do lớp sừng của da lúc mới sinh còn rất mỏng, nhạy cảm hơn với các kích thích từ bên ngoài. Trong quá trình trẻ bú mẹ không cẩn thận một chút sẽ làm tổn thương da và gây hăm tã cho trẻ.

Biểu hiện khi bé bị hăm

Hăm tã gây ra mẩn đỏ nhẹ và lan rộng ở vùng mông, đùi của bé và đôi khi bạn sẽ thấy chúng nổi những đốm tương tự như phát ban (giống những đốm phỏng do nóng). Da ở tình trạng bị viêm gây ngứa và đau. Nếu tình trạng dần tệ hơn, da bé có thể bị rát và chảy máu.

Sau đây là danh sách nguyên nhân khiến bé bị hăm và một số giải pháp trị hăm cho bé

1. Bé bị dị ứng với bỉm

Bé bị hăm không hẳn là do bỉm mà còn vì một lý do xuất phát từ mẹ

Nguyên nhân dễ thấy nhất khi bé bị hăm là không hợp bỉm. Có thể là do mẹ mua bỉm có chứa quá nhiều chất xơ hóa học cho trẻ sơ sinh, ngoài ra da bé tương đối mỏng manh nên rất dễ bị dị ứng và nổi mẩn đỏ ở mông. Khi mua một số loại tã kém chất lượng, phân bố các lớp không đều, tã hấp thụ nước tiểu kém, mông bé tiếp xúc với nước tiểu cũng là nguyên nhân khiến mông bé bị đỏ.

Vì thế khi mua bỉm, mẹ phải chọn loại bỉm mềm hơn, có chức năng khóa nước tốt, vừa vặn và có chức năng co rút ở eo, tránh trường hợp bé cọ xát, tăng ma sát giữa mông bé và tã, làm mông bé đỏ lên.

 2. Mẹ vệ sinh quá kỹ

Bé bị hăm không hẳn là do bỉm mà còn vì một lý do xuất phát từ mẹ 

Vùng mông của trẻ không được vệ sinh kịp thời hoặc vệ sinh quá mức sau khi trẻ đại tiện cũng là nguyên nhân khiến bé bị hăm. Một số bà mẹ không chú ý thay bỉm và vệ sinh kịp thời nên nước tiểu và phân tiếp xúc với phần da bé, gây ra hăm, mẩn đỏ. Một số bà mẹ khác lại mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thích rửa mông thật sạch cho con sau mỗi lần đi vệ sinh, nhưng họ không biết rằng việc vệ sinh quá nhiều sẽ làm hỏng lớp màng bảo vệ dầu tự nhiên trên bề mặt da của trẻ sơ sinh, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập. 

Từ nguyên nhân trên có thể rút ra kinh nghiệm nên vệ sinh hợp lý cho bé trong quá trình mặc bỉm. Mẹ nên thay bỉm thường xuyên cho bé 3-4 tiếng/lần, nếu bé tè nhiều hoặc ị thì nên thay sớm nhất có thể. Ngoài ra mẹ cũng nên tìm hiểu các loại kem bôi trị hăm phù hợp với làn da của bé, tránh kích ứng. Sau mỗi lần vệ sinh cho bé xong nên bôi một lớp mỏng kem hăm để tránh tình trạng bị hăm tã.

Momo/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Tập ngay 3 động tác đơn giản giúp "đánh bay" vai u thịt bắp, có ngay bờ vai thon dài, gợi cảm