Hăm tã ở trẻ em nguy hại thế nào có thể mẹ chưa biết hết

Thiên Khuê 2021-11-06 08:15
- Hăm tã ở trẻ em là vấn đề phổ biến mà hầu như mẹ nào cũng gặp. Vậy bạn đã biết nguy hại của nó đối với sự phát triển của trẻ chưa?

Hăm tã ở trẻ em có thể gây ra nguy hại gì?

Trẻ sơ sinh thường có tần suất bài tiết rất nhiều và liên tục, bé tiểu nhiều và có thể đại tiện 4 - 5 lần/ngày. Ban ngày mẹ có thể thay tã kịp thời nhưng ban đêm thường sẽ dùng loại quần tã giấy cho bé. Đây là lý do dễ gây ra hăm tã ở trẻ em. Tình trạng này không những khiến bé khó chịu mà còn dễ sinh bệnh tật.

Hăm tã ở trẻ em nguy hại thế nào có thể mẹ chưa biết hết

Mông của trẻ tiếp xúc với phân, nước tiểu cộng với tã bị ẩm ướt nếu không sớm thay và vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến làn da non nớt của trẻ bị mẫn cảm, thậm chí là dị ứng. Biểu hiện hăm tã thường thấy là mông, đùi của bé bị nổi hột đỏ, nổi bóng nước, để lâu sẽ làm biểu bì lở loét, viêm nhiễm.

Nguyên nhân hăm tã ở trẻ em mà bố mẹ cần biết để phòng ngừa tốt hơn

Do bị nóng ẩm

Cho dù là tã vải hay tã giấy dùng một lần thì khả năng thấm hút cũng không thể đạt 100%, cho nên môi trường ở mông và bộ phận sinh dục của trẻ không thể giữ khô thoáng hoàn toàn được. 

Phần nước tiểu dư hoặc phân do trẻ đại tiện đều có thể chứa vi khuẩn, sản sinh ra Amonia tổn thương làn da của trẻ. Ngoài ra, nếu trẻ có thể chất nhạy cảm thì càng có nguy cơ bị hăm tã, kích ứng da do ẩm nóng.

Hăm tã ở trẻ em nguy hại thế nào có thể mẹ chưa biết hết

Do sự ma sát khi tiếp xúc hoặc mẫn cảm

Khi da của bé phải tiếp xúc và cọ xát liên tục với chiếc tã cũng có thể gây ra các mụn nước. Đây là chưa kể tã giấy còn chứa thành phần hóa học, tăng nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến làn da mỏng manh của trẻ nhỏ.

Do thức ăn mới

Trẻ sơ sinh khi còn bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ ít khi bị tình trạng hăm tã, do thành phần trong phân và nước tiểu không có sự thay đổi nào bất thường. Tuy nhiên, khi bạn đổi sang sữa ngoài hoặc bắt đầu cho trẻ ăn dặm thì nên chú ý giữ vệ sinh, khô thoáng “vùng kín” của trẻ nhiều hơn.

Hăm tã ở trẻ em nguy hại thế nào có thể mẹ chưa biết hết

Do nhiễm khuẩn

Hăm tã ở trẻ em còn có thể do vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm. Đặc biệt là môi trường bức bí, ẩm nóng của tã rất thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Mẹ nên chăm thay tã cho trẻ khi có chất thải dính bên trong, đồng thời giữ vệ sinh chung cho môi trường sống.

Mẹ nên làm gì để phòng ngừa hăm tã ở trẻ hiệu quả hơn?

Chú ý quan sát trẻ thường xuyên để kịp thời thay tã, tránh để phân và nước tiểu ứ đọng lâu. Dùng khăn nhúng nước ấm vệ sinh sạch sẽ các chất bẩn rồi dùng khăn bông mềm lau khô lại, sau đó mặc tã mới cho bé để tránh ẩm ướt và vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

Hăm tã ở trẻ em nguy hại thế nào có thể mẹ chưa biết hết

Lựa chọn các loại tã giấy chất lượng và an toàn, không dùng chất liệu sợi hóa học vì thấm hút kém mà còn kích thích da của trẻ. Nếu dùng tã vải thì cần giặt giũ và phơi nắng thường xuyên, tã dùng lâu nên thay mới để tránh mặt vải sần sùi gây cọ xát da của bé.

Không chỉ riêng phần mông và vùng kín mà còn phải vệ sinh đầy đủ ở vùng lưng, đùi của trẻ, không để nước làm ẩm ướt da. Nếu trẻ bị nổi đốm đỏ, mụn nước, lở loét da, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định điều trị, không tự ý mua thuốc bôi hay uống khi trẻ còn quá nhỏ.

Có thể thấy, hăm tã ở trẻ em nếu không xử lý sớm vẫn có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bố mẹ nên chú ý vấn đề vệ sinh thân thể cho trẻ nhiều hơn, đặc biệt là các loại tã.

Thiên Khuê (Theo Familydoctor)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 nguyên liệu tự nhiên giúp xóa mờ nếp nhăn trán