Lý do khiến bé bị hăm tã hết lần này đến lần khác, mẹ thương đỏ mắt
Tin liên quan
Lý do khiến bé bị hăm tã
Bé bị hăm tã chủ yếu là do mông bé bị ẩm ướt, kích thích bởi một số chất trong phân, nước tiểu, dẫn đến tổn thương da, gây nấm, nhiễm trùng. Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ không thường xuyên thay tã, vệ sinh không đúng cách. Bé bị dị ứng, tiêu chảy thường xuyên cũng gây ra hăm tã.
Cách chăm sóc khi trẻ bị hăm tã
- Giữ mông của trẻ khô ráo
Để giảm nguy cơ trẻ bị hăm tã, bố mẹ cần giữ mông của trẻ khô ráo, không bị ẩm ướt bằng những phương pháp sau:
- Thay tã cho trẻ thường xuyên
Trên thực tế, thời gian thay tã cho bé không cố định. Mẹ nên kiểm tra tã của bé thường xuyên. Nếu thấy tã của bé đã đầy, mẹ hãy thay tã cho bé. Nếu khó kiểm tra, mẹ nên thay tã cho bé theo thời gian. Khi còn nhỏ, mẹ nên thay tã cho bé 3 tiếng 1 lần. Khi bé lớn hơn, mẹ nên thay tã 4-6 tiếng 1 lần.
- 'Phơi mông' trẻ thường xuyên
Khi thời tiết đẹp, mẹ nên bế trẻ và cho bé 'phơi mông' ngoài ban công. Mẹ nên cho bé 'phơi mông' trong thời gian dưới 20 phút, trước 10 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều để tránh da bé bị bắt nắng.
- Vệ sinh mông cho bé thường xuyên
Bé phát triển nhanh và quá trình trao đổi chất mạnh nên cơ thể rất dễ tích tụ chất bẩn và sinh ra vi khuẩn, đặc biệt là phần mông của bé. Vì vậy, các mẹ nên vệ sinh mông cho trẻ thường xuyên để tránh vi khuẩn phát triển và làm hăm tã.
- Đầu tiên, mẹ cần vệ sinh tay thật sạch sẽ để tránh vi khuẩn lây nhiễm vào mông bé. Sau đó, mẹ chuẩn bị nước ấm, khoảng 40 độ C để có thể vệ sinh mông và bộ phận sinh dục cho bé.
- Vệ sinh cho bé trai: Với bé trai, mẹ hãy dùng khăn ẩm hoặc khăn giấy để lau sạch các vết nước tiểu trên hậu môn và mông của bé, sau đó lau và rửa mông, bộ phận sinh dục của bé bằng nước.
- Vệ sinh cho bé gái: Trước hết, bạn cần dùng khăn ướt lau sạch dấu vết nước tiểu trên hậu môn và mông bé, lau từ trước ra sau, sau đó rửa lại bằng vòi nước. Sau đó, lau môi và âm đạo của bé bằng khăn ướt. Tiếp đó, mẹ hãy lau sạch nếp gấp đùi của bé một cách nhẹ nhàng. Sau khi lau rửa cho bé, mẹ hãy dùng khăn lâu khô mông, để khô khoảng 2-3 phút, thoa kem chống hăm và mặc tã.
Sử dụng thuốc
Nếu tình trạng hăm của bé nghiêm trọng, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện. Tại đây, bác sỹ sẽ kê một số loại thuốc uống và thuốc bôi cho bé. Mẹ không nên tự ý mua thuốc bôi, uống cho bé kẻo có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Quỳnh Trang/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất