Bé ăn động vật có vỏ an toàn không? Lợi ích và rủi ro cần chú ý
Tin liên quan
Bé ăn động vật có vỏ được không?
Động vật có vỏ có bề ngoài giống vỏ sò, bao gồm thân mềm và giáp xác, có thể sống ở nước ngọt và cả nước mặn. Loại sinh vật này giàu dinh dưỡng, protein, chất béo lành mạnh có lợi cho trẻ phát triển, nhưng cần thận trọng một số rủi ro kèm theo.
Bé ăn động vật có vỏ khi nào thì an toàn? Chuyên gia cho biết: Trong tình trạng trẻ bình thường khỏe mạnh, mẹ có thể chế biến động vật có vỏ nấu chín kỹ khi trẻ hơn 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, trẻ đã có khả năng ăn thức ăn rắn khác như thịt, ngũ cốc…
Tuy nhiên, một số người có chuyên môn lại khuyên nên đợi trẻ khoảng 9 đến 12 tháng tuổi hãy bắt đầu với thịt động vật có vỏ để giảm nguy cơ dị ứng. Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng thực phẩm, tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết độ tuổi thích hợp cho bé ăn.
Giá trị dinh dưỡng của động vật có vỏ
Tùy theo phân loại của sinh vật có vỏ mà hàm lượng dinh dưỡng có thể có khác biệt. Động vật thân mềm phổ biến có thể kể đến như nghêu, sò, hàu, trai và loại giáp xác như tôm, cua… Theo ước tính, một khẩu phần khoảng 85g động vật có vỏ đã nấu chín có chứa:
Loại động vật có vỏ |
Calo |
Đạm |
Chất béo |
Tôm |
100 |
21 |
1,5 |
Cua |
100 |
20 |
1 |
Sò |
140 |
27 |
1 |
Hàu |
100 |
10 |
4 |
Lợi ích sức khỏe mà trẻ có thể tiêu thụ từ động vật có vỏ
Cho trẻ ăn động vật có vỏ hợp lý vừa giúp bổ sung năng lượng vừa cung cấp một số dưỡng chất nhất định. Mẹ có thể tham khảo lợi ích sau đây để đưa thực phẩm này vào chế độ ăn dặm khoa học cho bé.
Nguồn protein chất lượng
Các loại giáp xác lẫn thân mềm phổ biến như tôm, cua, sò điệp, hày là nguồn cung cấp protein lý tưởng cho trẻ. Loại protein này thường dễ tiêu hóa, đồng thời cũng là loại axit amin quan trọng cần thiết cho sự phát triển của bé.
Nguồn vi chất dồi dào
Một ưu điểm nữa để mẹ cho bé ăn động vật có vỏ chính là bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng phong phú. Điển hình là kali, natri, đồng, kẽm, i-ốt, vitamin B6, B12 và vitamin D… Các dưỡng chất này góp phần ổn định các chức năng sinh lý và tinh thần của trẻ.
Nguồn chất béo lành mạnh
Axit béo không bão hòa đa (thường là DHA và EPA) là chất béo có lợi cho sức khỏe. Omega-3 này có nhiều trong động vật có vỏ, giúp duy trì sức khỏe tim mạch và thúc đẩy trí não phát triển ở trẻ nhỏ.
Nâng cao hệ thống miễn dịch
Động vật có vỏ còn chứa astaxanthin, sắt và vitamin A, có tác dụng thúc đẩy chức năng miễn dịch. Mẹ cho bé ăn loại sinh vật có vỏ hợp lý sẽ tăng cường đề kháng với bệnh tật, chống lại virus gây bệnh và kháng viêm tự nhiên.
Rủi ro có thể xảy ra khi cho trẻ dùng sinh vật có vỏ
Các loại động vật có vỏ dù là thân mềm hay giáp xác đều có thể còn chứa virus, vi khuẩn nếu không được nấu chín kỹ. Trẻ có thể ngộ độc, thậm chí nhiễm thủy ngân và chì, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn còn có nguy cơ gây tử vong.
Ngoài ra, dị ứng thực phẩm cũng tùy theo thể chất của mỗi trẻ. Biểu hiện sau khi ăn động vật có vỏ, bé thường thở khò khè, tiêu chảy, đau bụng, nổi mẩn đỏ và sưng ngứa, chảy nước mắt, sốc phản vệ…
Bổ sung động vật có vỏ cho bé cần chú ý gì?
- Chọn mua nguồn thực phẩm này ở nơi đáng tin cậy để giảm yếu tố độc hại.
- Sơ chế đúng cách và nấu chín kỹ, đồng thời cho trẻ ăn với một lượng nhỏ phù hợp.
- Lúc đầu chỉ nên cho bé ăn một ít và quan sát từ 3 đến 5 ngày để xem có phản ứng dị ứng hay không.
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi nên ăn động vật có vỏ ở dạng xay nhuyễn hoặc nghiền khi kết hợp với thực phẩm khác.
- Thay đổi luân phiên đa dạng nhiều loại thực phẩm để đảm bảo an toàn và cân bằng dinh dưỡng cho trẻ.
Khi có dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên ngừng cho trẻ ăn và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kịp thời xử lý nếu có. Chú ý, dù trẻ thích ăn cỡ nào cũng không cho trẻ ăn quá nhiều trong một lần, bất kể là thức ăn nào.
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ biết cách cho bé ăn động vật có vỏ an toàn nhất, đem lại nhiều món ngon miệng và bổ dưỡng cho bé.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất