Bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không?
Liệu bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không, bé 2 tháng tuổi tiêm phòng lao còn có hiệu quả hay không? Bài viết dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhất nhé!
Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh
Bệnh lao là một trong những căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến hiện nay với tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng cao. Bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp qua không khí, qua giao tiếp và qua hệ hô hấp trong quá trình tiếp xúc với người mắc bệnh.
Để dự phòng bệnh lao, việc tiêm phòng lao đã được triển khai cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới ngay từ khi còn sơ sinh.
Vắc- xin phòng lao BCG hiện đang là loại vắc xin được sử dụng để dự phòng lao cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là một loại vắc xin sống giảm độc lực được sản xuất trực tiếp từ vi khuẩn lao Calmette Guerin, chứa kháng nguyên BCG khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó thúc đẩy quá trình sản sinh ra các kháng thể chống lại kháng nguyên.
Mọi lứa tuổi đều có thể tiêm phòng lao, tuy nhiên nên tiêm càng sớm càng tốt. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, việc tiêm phòng lao nên được thực hiện trước khi bé được 1 Giải đáp:tháng tuổi, tốt nhất là nên cho bé tiêm phòng lao trước 28 ngày tuổi. Giải đáp:
Trường hợp bé sau sinh có sức khỏe tốt, không phải áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt thì có thể tiêm phòng lao ngay trong ngày đầu tiên sau sinh.
Bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không?
Câu trả lời: Có tiêm được. Theo bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm vắc-xin lao BCG càng sớm càng tốt, đặc biệt nên tiêm luôn trong tháng đầu tiên sau sinh và tiêm trước 28 ngày tuổi là tốt nhất.
Thực tế, việc tiêm phòng lao có thể được thực hiện ở mọi lứa tuổi. Trường hợp chưa được tiêm phòng lao ở giai đoạn 1 tháng tuổi, việc tiêm phòng lao vẫn có thể được thực hiện sau đó. Tuy nhiên, sau giai đoạn 1 tháng tuổi, việc tiêm vắc xin phòng lao chỉ có tác dụng khi cơ thể bé chưa bị nhiễm khuẩn lao. Còn nếu bé đã bị nhiễm khuẩn lão thì việc tiêm phòng sẽ không có tác dụng nữa.
Đối với bé 2 tháng tuổi, trước khi tiêm phòng lao, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm Mantoux hoặc xét nghiệm kháng thể kháng lao cho bé để kiểm tra xem bé đã bị nhiễm lao hay chưa. Nếu kết quả là dương tính, bé sẽ không được tiêm phòng lao. Còn nếu kết quả là âm tính, bé sẽ được tiến hành tiêm vắc xin phòng lao như bình thường.
Không nên tiêm phòng cho bé 2 tháng tuổi khi nào?
Những trường hợp chống chỉ định tiêm phòng lao cho trẻ 2 tháng tuổi:
Trẻ đang bị sốt cao
Trẻ mới khỏi bệnh, vẫn đang trong giai đoạn phục hồi cơ thể
Trẻ đang bị viêm da mủ
Trẻ đang mắc các bệnh lý mãn tính như viêm phổi, sởi
Trẻ thiếu cân hoặc vẫn còn đang nằm trong lồng kính với chế độ chăm sóc đặc biệt
Trẻ đang bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch.
Việc tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh chậm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn so với những trẻ không được tiêm. Thậm chí một số trường hợp trẻ có thể bị nhiễm lao ngay trong những ngày đầu sau sinh bởi thời điểm này hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu ớt, chưa đủ sức bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại, vi khuẩn nhiễm bệnh.
Do đó, tốt nhất chỉ nên hoãn tiêm vắc xin phòng lao cho bé trong trường hợp bé các trường hợp bắt buộc, khi bé có thể trạng tốt trở lại cần tiến hành tiêm phòng lao càng sớm càng tốt.
Một số lưu ý khi tiêm phòng lao cho bé 2 tháng tuổi
- Lựa chọn cơ sở tiêm phòng lao uy tín, chất lượng, tránh nguy cơ xảy ra những tình trạng không mong muốn có thể xảy ra
- Trước khi đi tiêm nên cho bé ăn đủ bữa, không quá no hoặc quá đói để tránh tình trạng bé bị nôn ói, choáng hay hạ đường huyết; cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
- Sau khi tiêm nên cho trẻ ở lại cơ sở tiêm phòng tối thiểu là 30 phút để theo dõi phản ứng của cơ thể sau tiêm, phòng ngừa nguy cơ xuất hiện các phản ứng không tốt có thể xử lý kịp thời
- Trong vòng 4 ngày đầu sau khi tiêm phòng cần thường xuyên theo dõi cơ thể trẻ để kịp thời phát hiện những vấn đề sức khỏe có thể xảy ra như nhiễm trùng vết tiêm, sốt, sưng mủ,...
- Trường hợp xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào cần cho bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời, không tự ý cho bé sử dụng bất cứ sản phẩm thuốc nào khác mà không có chỉ dẫn của bác sĩ
- Vị trí tiêm cần phải giữ gìn sạch sẽ và khô thoáng, chỉ nên sử dụng nước sạch hoặc nước ấm để làm sạch vết tiêm trong các trường hợp cần thiết, tuyệt đối không sử dụng chất sát trùng, kem bôi hoặc thuốc mỡ để thoa lên vết tiêm
- Không dán trực tiếp băng dán lên vết tiêm, nếu cần phải băng bó thì có thể sử dụng băng khô với băng dính dán dọc hai bên để không khí lưu thông.
- Cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức đầy đủ để tăng cường sức đề kháng.
- Không tiêm cho trẻ đã bị nhiễm khuẩn lao. Nếu bé đã bị nhiễm khuẩn lao thì việc tiêm phòng lao lúc này sẽ không còn ý nghĩa nữa. Tốt nhất bạn nên cho bé tiêm phòng lao càng sớm càng tốt để có hiệu quả tốt nhất trong việc bảo vệ cơ thể của bé trước nguy cơ nhiễm bệnh.
Mong rằng bài viết hôm nay, các bạn đã có được lời đáp cho câu hỏi “bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không” đồng thời có quyết định tiêm phòng lao phù hợp với tình trạng cơ thể của bé, giúp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bé tốt nhất.
Thùy Vân (tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất