Trẻ bị xâm hại tình dục: Mẹ 'đau', con ám ảnh, tại sao lại bồi thường tiền?

2017-03-29 16:00
- “Pháp luật bồi thường tiền sau khi trẻ bị xâm hại tình dục hoặc bồi thường tinh thần (quy ra tiền) nhưng trẻ có bị thiệt hại về tiền đâu? Vì thế luật pháp cần có những thay đổi để bồi thường đúng đối tượng, đúng vấn đề”, luật sư Tú nêu quan điểm.

Ấu dâm không chỉ là một tội phạm còn là một bệnh lý

Trong cuộc tọa đàm" Im lặng hay lên tiếng?" diễn ra vào chiều qua 28/3, luật sư Lê Luân đề xuất bổ sung thêm 4 tội danh liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em. Bên cạnh đó, một số luật sư khác cũng nêu quan điểm riêng của mình.

Theo luật sư Ngô Anh Tuấn, trưởng văn phòng luật sư Ngô Anh Tuấn (ATN Law Firm) cho rằng những kiến nghị của luật sư Lê Luân đưa ra chưa mang tính thực tế vì những lý do sau.

Thứ nhất, từ một tội danh dâm ô đưa ra 4 tội khác là cực kỳ khó. Nên chăng, nêu rõ một điều luật sẽ diễn ra bằng các thông tư sẽ khả thi hơn: “Ví dụ như với hành vi này sẽ được giải thích như thế nào trong các thông tư, vì vậy việc xử lý sẽ khả thi hơn”, vị luật sư này nhận định.

Luật sư Tuấn cho biết thêm, đề xuất một số biện pháp ngăn chặn như “thiến” sinh học, ông không đồng tình. Bởi vì pháp luật là nơi không chỉ trừng trị sai phạm mà còn là nơi cải tạo con người.

"Cho dù chúng ta nói gì đi nữa nhưng hành vi giết người, hiếp dâm còn khủng khiếp hơn nhiều. Tôi không đồng lõa với những hành vi dâm ô này nhưng chúng ta biết rằng hành vi này không chỉ là một tội phạm mà nó còn là bệnh lý.

Xâm hại tình dục trẻ em: tại sao bồi thường tiền trong khi trẻ bị tổn thương những điều khác?

Nhiều ý kiến cho rằng "thiến" sinh học vi phạm quyền con người.

Họ là một con người, họ cần được cải tạo để sau này còn trở về với xã hội. Nên chúng ta đưa ra biện pháp ấy, chúng ta phải nhìn nhận sâu xa xem việc làm đó có vi phạm nhân quyền hay không? Đó là quyền con người", luật sư Tuấn nhận định.

Trong việc đưa ra thủ tục bắt đối với tội danh vi phạm loại này có thể dùng bẫy, tức cơ quan điều tra có thể dùng cách bẫy người thực hiện hành vi để thu thập và minh định chứng cứ, để bắt quả tang mà không lo ngại về sự bất hợp pháp của phương pháp này, luật sư Ngô Anh Tuấn cũng phản pháo: “Nếu pháp luật công bằng, việc thực thi luật công bằng thì việc gài bẫy này là một biện pháp thực thi trên thực tế. Nếu bộ luật đưa ra có bốn hành vi được đề xuất ở trên thì hành vi gài bẫy là khả quan. Tuy nhiên, nếu một trong 4 hành vi hoặc nhiều hành vi trong số đó không được thừa nhận thì việc gài bẫy không được thừa nhận. Ai sẽ là người là diễn viên đóng thế trong vai đó? Vậy, tìm được chứng cứ cho vụ việc này, vô hình chung ta lại gây họa cho người khác, việc ấy có nên không?”.

Bên cạnh đó, luật sư Tuấn cũng bổ sung thêm một ý, nếu gia đình phát hiện hành vi hoặc nghi ngờ có hành vi xâm hại tình dục xảy ra, sau khi những người có liên quan trình báo thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành giám định mà không được từ chối giám định trong trường hợp này.

Nếu đưa ra một trời quy định như thủ tục, hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ thì chưa giám định. Đến khi thời hạn hết, tinh trùng trong âm đạo người phụ nữ mất đi, làm sao còn cơ sở để buộc tội nữa”, luật sư Tuấn khẳng định.

Xâm hại tình dục trẻ em: Tại sao bồi thường tiền trong khi trẻ bị tổn thương tinh thần lâu dài?

Luật sư Nguyễn Văn Tú, giám đốc công ty luật Fanci cũng đồng quan điểm với luật sư Lê Luân khi cho rằng phải có khái niệm rõ ràng ngay trong nội hàm của bộ luật. Thế nào là cưỡng, thế nào là hiếp, thế nào là giao cấu, thế nào là dâm ô. Nhưng theo luật sư Tú, bốn hành vi luật sư Luân liệt kê chưa đủ rộng.

Tiếp cận luật trên cả hai phương diện. Ở góc độ thứ nhất, ngăn ngừa và xử phạt người có hành vi gây nguy hiểm. Góc độ thứ 2, chúng ta phải bảo vệ nạn nhân trẻ em.

Xâm hại tình dục trẻ em: tại sao bồi thường tiền trong khi trẻ bị tổn thương những điều khác?

Luật sư Nguyễn Văn Tú, giám đốc công ty luật Fanci nêu quan điểm trong buổi tọa đàm.

Nếu trước đây, bộ luật hình sự của chúng ta coi tội phạm là thành phần cần phải bị trừng trị và tìm mọi cách để xử lý thì nạn nhân chỉ được coi là một người giúp chúng ta đấu tranh với tội phạm thôi mà chúng ta không bảo vệ họ.

Vì vậy, chúng ta cần xây dựng một bộ luật hình sự và các luật khác phải coi người vi phạm là đối tượng phải được bảo vệ nạn nhân. Vì hậu quả này mang tính lâu dài.

Bảo vệ nạn nhân là em bé, trong luật pháp hiện nay chỉ có hai điều đáp ứng cho họ đó là bồi thường về tiền và tinh thần (cũng được quy ra tiền). Tuy nhiên, nạn nhân có tổn thương về tiền đâu? Trẻ bị tổn thương về thể chất, thần kinh, tâm lý. Những thứ ấy quy ra tiền như thế nào?

 Luật sư Tú cho rằng, bồi thường này phải được thể hiện bằng những việc làm như cho bé đi trị liệu, đi giáo dục… mà các ngành khoa học, xã hội nghiên cứu. Sự đền bù ấy nhiều hơn là đền tiền, có như vậy mới đúng đối tượng, đúng vấn đề.

“Để sửa đổi bộ luật về vấn đề này, tôi nghĩ, cần để cho những cơ quan nghiên cứu về trẻ em họ nghiên cứu và xây dựng bộ luật bên cạnh các nhà lập pháp như bên bộ công an, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Phải trao nhiều hơn khả năng xây dựng luật cho các tổ chức xây dựng vì quyền lợi trẻ em”, luật sư Tú khẳng định.

Quan điểm thứ 4, luật sư Tú đưa ra về vấn đề hình phạt. Theo mặt bằng chung, chúng ta thường quan tâm đến tính chất hành vi, mức độ thiệt hại, mức độ hành vi từ đó đưa ra các mức án.

Theo luật sư Tú, cần phải đưa ra một tiêu chí là tuổi trẻ em: “Cùng 1 hành vi sờ soạng, nếu anh ta sờ soạng vào bé 17 tuổi rưỡi, anh ta chỉ bị phạt 500 ngàn đồng. Còn nếu sờ soạng một bé gái 3 tuổi thì anh ta có thể đi tù 10-15 năm. Đó là một tiêu chí dễ làm và khoa học nhất. Càng nhỏ, trẻ càng thiếu kiến thức tự vệ, càng non nớt, mức độ thiệt hại càng cao".

Cù Hiền

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bài tập với gối giúp nàng mập có được thân hình thon gọn