Thương Xá Tax di dời: Người TP.HCM tiếc nuối công trình trăm năm tuổi
2014-08-20 10:18
- (Em đẹp) - Bên cạnh dòng người dân đến mua hàng giảm giá trong những ngày hoạt động cuối cùng của Thương xá Tax trước ngày di dời, cũng có nhiều người đến đây chỉ với một mục đích duy nhất là tạm biệt một phần kỉ niệm.
Tin liên quan
>>> Ảnh: Người Hà Nội tiếc nuối hàng xà cừ trên phố Kim Mã
Mấy ngày gần đây, tại TP.HCM đi đâu cũng nghe người dân nói đến việc di dời Thương xá Tax (quận 1) bàn giao mặt bằng cho Ban quản lý đường sắt đô thị để thi công tháp thông gió Ga Nhà hát thành phố của tuyến Metro 1. Cũng chính vì việc này, các tiểu thương kinh doanh tại đây phải bán tháo các mặt hàng để kịp chuyển đi. Theo ghi nhận của phóng viên emdep.vn, chỉ trong vòng hai ngày 18 và 19/8/2014, có hàng nghìn lượt người đã đến “săn” hàng giảm giá. Trên khuôn mặt của nhiều người tỏ ra khá vui mừng vì mua được hàng “chất” với giá khá vừa tầm.
Bên cạnh những người đến mua hàng giảm giá, tại Thương xá Tax mấy hôm nay có không ít cư dân TP.HCM đến chỉ với mục đích “tạm biệt một công trình lâu đời”. Sinh ra và lớn lên ở TP.HCM, cậu sinh viên Nguyễn Hữu Truyền (Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn) vẫn nhớ như in những hình ảnh chiều chiều được ba chở xe dạo qua Trung tâm thành phố, ngắm những công trình cổ như nhà hát thành phố, chợ Bến Thành, vòng xoay Nguyễn Thị Trang. Thời gian trôi qua theo năm tháng nhưng dù hôm qua là ba chở đằng sau xe hay hôm nay cậu tự mình đi qua những công trình ấy thì đó vẫn là một phần kỷ niệm trong tâm hồn một người Sài Thành gốc như Truyền.
Những ngày qua, rất nhiều người dân TP.HCM đổ đến Thương Xá Tax mua hàng giảm giá
"Nhà hát thành phố, chợ Bến Thành, vòng xoay Nguyễn Huệ, thương xá Tax... là những hình ảnh đã ăn sâu vào tâm trí của tôi. Thế nhưng, nay thương xá Tax và một số nơi từng là kỷ niệm ấy sẽ di dời tôi thấy tiếc nuối vô cùng. Có thể một tòa tháp cao 40 tầng mọc lên, hiện đại và bề thế nhưng hình ảnh thương xá Tax ở đó đã quen với người dân ở đây nhiều năm qua, hẳn là nhiều người sẽ còn nhớ”, Truyền tâm sự.
Còn ông Dương Kiều Hậu (cán bộ về hưu, sống ở quận 1, TP.HCM) nhìn vào đám đông chen chúc mua hàng giảm giá, buồn rầu cho biết: “Tôi sinh ra và lớn ở TP.HCM. Trong mắt tôi, con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ và những công trình trên hai tuyến đường này đã trở thành một phần của cuộc sống. Giờ đây, tuyến Metro đi qua hai con đường này, nhiều công trình có giá trị văn hóa, đã hình thành từ hàng trăm năm trước đành phải di dời khiến tôi cảm thấy tiếc nuối".
Không chỉ có người Sài Thành gốc mà có những người từ các tỉnh khác đến làm việc vốn thường ngày thấy hình ảnh Thương Xá Tax quen thuộc, nay công trình đã đồng hành cùng thành phố cả trăm năm không còn ở đó sẽ là một điều gì đó hụt hẫng. Chỉ mới sống ở TP.HCM khỏng 15 năm, anh Trần Hoàng Nhân (34 tuổi, nhân viên văn phòng) cũng chung tâm trạng như vậy. Anh nhớ những ngày lễ, Tết, bên ngoài Thương Xá được trang trí bắt mắt và lộng lẫy, là nơi để các gia đình đưa con cái đến chụp ảnh.
Còn ông Hữu Quế (Quận 1, TP.HCM) trầm ngâm trước Thương Xá Tax khi dòng người khắp nơi đổ đến mua hàng giảm giá. Ông cười bảo, tuổi ngoài 65 của ông không còn quá đam mê với mua sắm mà chỉ muốn đến đây để ngắm lại tòa nhà hai mặt tiền đẹp ở Trung tâm thành phố bao nhiêu năm nay, Ông còn nhớ khi mới đặt chân đến làm việc ở TP.HCM hồi những năm 1990, một trong những địa điểm mà ông hay đi dạo qua mỗi chiều sau giờ làm việc là Thương Xá Tax.
"Có người thân nào từ quê lên TP.HCM du lịch, tôi cũng đưa đến Thương Xá Tax. Tôi còn nhớ từng sự thay đổi kiến trúc bên ngoài. Ngày nay, đúng là mặt tiền của Thương Xá Tax đẹp, ấn tượng. Rồi đây, công trình này nhường chỗ cho một tòa nhà khác nhưng tôi nghĩ cái tên Thương Xá Tax có lẽ khó để quên", ông Quế nói.
Trao đổi với chúng tôi, bên canh những người cũng tỏ ra tiếc nuối đối với việc Thương xá Ta trên địa bàn quận 1 bị di dời nhưng lại đồng tình với quyết định của UBND TP.HCM. Anh Lương Duy Cường (nhân viên văn phòng) chia sẻ: “Tôi biết, Thương xá Tax hay các công trình khác ở khu vực này đã nằm lòng trong ký ức của nhiều người. Khi công trình phức hợp Thương mại – Dịch vụ - Văn phòng – Khách sạn cao đến 40 tầng hoàn thành sẽ làm bộ mặt Trung tâm thành phố thêm đẹp".
Mấy ngày gần đây, tại TP.HCM đi đâu cũng nghe người dân nói đến việc di dời Thương xá Tax (quận 1) bàn giao mặt bằng cho Ban quản lý đường sắt đô thị để thi công tháp thông gió Ga Nhà hát thành phố của tuyến Metro 1. Cũng chính vì việc này, các tiểu thương kinh doanh tại đây phải bán tháo các mặt hàng để kịp chuyển đi. Theo ghi nhận của phóng viên emdep.vn, chỉ trong vòng hai ngày 18 và 19/8/2014, có hàng nghìn lượt người đã đến “săn” hàng giảm giá. Trên khuôn mặt của nhiều người tỏ ra khá vui mừng vì mua được hàng “chất” với giá khá vừa tầm.
Bên cạnh những người đến mua hàng giảm giá, tại Thương xá Tax mấy hôm nay có không ít cư dân TP.HCM đến chỉ với mục đích “tạm biệt một công trình lâu đời”. Sinh ra và lớn lên ở TP.HCM, cậu sinh viên Nguyễn Hữu Truyền (Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn) vẫn nhớ như in những hình ảnh chiều chiều được ba chở xe dạo qua Trung tâm thành phố, ngắm những công trình cổ như nhà hát thành phố, chợ Bến Thành, vòng xoay Nguyễn Thị Trang. Thời gian trôi qua theo năm tháng nhưng dù hôm qua là ba chở đằng sau xe hay hôm nay cậu tự mình đi qua những công trình ấy thì đó vẫn là một phần kỷ niệm trong tâm hồn một người Sài Thành gốc như Truyền.
Những ngày qua, rất nhiều người dân TP.HCM đổ đến Thương Xá Tax mua hàng giảm giá
"Nhà hát thành phố, chợ Bến Thành, vòng xoay Nguyễn Huệ, thương xá Tax... là những hình ảnh đã ăn sâu vào tâm trí của tôi. Thế nhưng, nay thương xá Tax và một số nơi từng là kỷ niệm ấy sẽ di dời tôi thấy tiếc nuối vô cùng. Có thể một tòa tháp cao 40 tầng mọc lên, hiện đại và bề thế nhưng hình ảnh thương xá Tax ở đó đã quen với người dân ở đây nhiều năm qua, hẳn là nhiều người sẽ còn nhớ”, Truyền tâm sự.
Còn ông Dương Kiều Hậu (cán bộ về hưu, sống ở quận 1, TP.HCM) nhìn vào đám đông chen chúc mua hàng giảm giá, buồn rầu cho biết: “Tôi sinh ra và lớn ở TP.HCM. Trong mắt tôi, con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ và những công trình trên hai tuyến đường này đã trở thành một phần của cuộc sống. Giờ đây, tuyến Metro đi qua hai con đường này, nhiều công trình có giá trị văn hóa, đã hình thành từ hàng trăm năm trước đành phải di dời khiến tôi cảm thấy tiếc nuối".
Trong dòng người đến mua hàng, nhiều người cũng muốn ngắm Thương Xá Tax lại lần nữa
Không chỉ có người Sài Thành gốc mà có những người từ các tỉnh khác đến làm việc vốn thường ngày thấy hình ảnh Thương Xá Tax quen thuộc, nay công trình đã đồng hành cùng thành phố cả trăm năm không còn ở đó sẽ là một điều gì đó hụt hẫng. Chỉ mới sống ở TP.HCM khỏng 15 năm, anh Trần Hoàng Nhân (34 tuổi, nhân viên văn phòng) cũng chung tâm trạng như vậy. Anh nhớ những ngày lễ, Tết, bên ngoài Thương Xá được trang trí bắt mắt và lộng lẫy, là nơi để các gia đình đưa con cái đến chụp ảnh.
Còn ông Hữu Quế (Quận 1, TP.HCM) trầm ngâm trước Thương Xá Tax khi dòng người khắp nơi đổ đến mua hàng giảm giá. Ông cười bảo, tuổi ngoài 65 của ông không còn quá đam mê với mua sắm mà chỉ muốn đến đây để ngắm lại tòa nhà hai mặt tiền đẹp ở Trung tâm thành phố bao nhiêu năm nay, Ông còn nhớ khi mới đặt chân đến làm việc ở TP.HCM hồi những năm 1990, một trong những địa điểm mà ông hay đi dạo qua mỗi chiều sau giờ làm việc là Thương Xá Tax.
Công trình Thương Xá Tax nổi bật vào ban đêm
"Có người thân nào từ quê lên TP.HCM du lịch, tôi cũng đưa đến Thương Xá Tax. Tôi còn nhớ từng sự thay đổi kiến trúc bên ngoài. Ngày nay, đúng là mặt tiền của Thương Xá Tax đẹp, ấn tượng. Rồi đây, công trình này nhường chỗ cho một tòa nhà khác nhưng tôi nghĩ cái tên Thương Xá Tax có lẽ khó để quên", ông Quế nói.
Trao đổi với chúng tôi, bên canh những người cũng tỏ ra tiếc nuối đối với việc Thương xá Ta trên địa bàn quận 1 bị di dời nhưng lại đồng tình với quyết định của UBND TP.HCM. Anh Lương Duy Cường (nhân viên văn phòng) chia sẻ: “Tôi biết, Thương xá Tax hay các công trình khác ở khu vực này đã nằm lòng trong ký ức của nhiều người. Khi công trình phức hợp Thương mại – Dịch vụ - Văn phòng – Khách sạn cao đến 40 tầng hoàn thành sẽ làm bộ mặt Trung tâm thành phố thêm đẹp".
Thương xá Tax được xây dựng vào năm
1880, đã trở thành địa điểm tham quan mua sắm, quen thuộc của người Sài
Gòn suốt 130 năm qua. Đây là công trình được xây dựng theo kiến trúc
Pháp nhưng lại có những biến thể mang nét văn hóa Á Đông. Thương xá Tax
cùng các công trình khác như chợ Bến Thành, nhà hát thành phố, Nhà thờ Đức Bà... được xem là những công trình tiêu biểu của TP.HCM
trong suốt hơn 100 năm qua. Thương xá Tax ban đầu được mang tên Les Grands Magazins Charner (GMC) được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông. Les Grands Magazins Charner tọa lạc tại vị trí đẹp nhất của trung tâm Sài Gòn, kinh doanh các mặt hàng bazar sang trọng được nhập khẩu chủ yếu từ Anh, Pháp và các nước phương Tây. |
Ngự Bình
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Những người dám phanh phui showbiz Việt