10 mẹo cực hay biến căn bếp nhà bạn thêm ‘xanh’, thân thiện với môi trường
Tin liên quan
1. Tái chế
Bước đầu tiên để sống xanh là luôn nghĩ về việc tái chế giúp tránh ô nhiễm môi trường. Để căn bếp nhà bạn thêm “xanh”, hãy mua một thùng rác và đổ các vật liệu đã sử dụng và có thể tái chế vào đó.Bạn cũng có thể liên hệ với các trung tâm tái chế tại địa phương để biết họ sẽ chấp nhận những vật liệu nào để tái chế và liệu bạn có cần phân loại chúng trước khi tái chế hay không.
2. Mua sắm bằng túi
Mỗi khi bạn đi đến cửa hàng, hãy giữ thói quen mang theo túi mua sắm. Hành động này giúp tiết kiệm nhu cầu sử dụng túi mua sắm bằng nhựa hoặc giấy. Với những thứ này, bạn có thể loại bỏ một đống giấy hoặc túi nhựa vô dụng trong nhà bếp.
3. Mua thực phẩm ở địa phương
Nhiều vật dụng nhà bếp, thực phẩm và rau bạn mua từ một nơi rất xa. Việc vận chuyển chúng gây lãng phí thời gian, nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, chúng có thể không còn tươi nữa. Một giải pháp thay thế cho bạn là mua sắm ở địa phương. Việc làm này giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm phát thải khí độc từ phương tiện giao thông. Bạn còn mua được giá thấp hơn. Nếu bạn có thể, hãy mua thực phẩm hữu cơ để giảm tác động của thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ đối với môi trường.
4. Chọn đúng thiết bị gia dụng
Để căn bếp nhà bạn thêm “xanh”, các thiết bị tiết kiệm năng lượng là điều bắt buộc phải có. Dùng máy rửa bát chất lượng tốt, sử dụng ít nước hơn nhiều so với rửa bát bằng tay. Bạn có thể mua một tủ lạnh nhỏ để tránh lưu trữ thực phẩm không cần thiết gây lãng phí. Nếu bạn muốn mua một thiết bị mới, một số công ty có thể giúp bạn loại bỏ những thiết bị có chứa hóa chất độc hại. Bạn cũng có thể tránh mua tủ lạnh hoặc lò vi sóng thông minh và đầu tư máy bền và chắc chắn tồn tại trong nhiều năm.
Thay vì dùng máy trộn và máy xay sinh tố điện, bạn có thể dùng máy trộn cầm tay không dùng điện và các dụng cụ thủ công để làm nước ép trái cây hoặc rau củ tươi. Bạn có thể chọn cốc cà phê bằng thép không gỉ hoặc hộp thủy tinh đựng ngũ cốc, gia vị,… hoặc bất kỳ dụng cụ không bằng nhựa nào để tác động nhanh. Bạn cũng có thể thay thế nắp nhựa bằng nắp bát hoặc tấm sáp ong.
5. Sử dụng đồ tiết kiệm năng lượng
Bạn có thể tận dụng mặt bàn tái chế, đầu tư vật liệu sàn xanh như tre hoặc nứa hay sử dụng các chất hoàn thiện thân thiện với môi trường. Hơn nữa, bạn cũng có thể lắp đặt bóng đèn tiết kiệm năng lượng và đặt các tính năng tiết kiệm nước như vòi có sục khí. Lắp đặt máy bơm tuần hoàn để có nước nóng ở vòi. Lắp đặt máy hút khói cũng cải thiện chất lượng không khí trong nhà bếp.
6. Tự chế biến thực phẩm
Bạn nên tránh mua thực phẩm chế biến sẵn hoặc đông lạnh và tự chế biến. Cách này có thể giúp bạn không phải hâm nóng, rã đông thực phẩm. Nếu có không gian, bạn có thể trồng rau và trái cây. Sử dụng chất thải chưa nấu chín ở nhà bếp để làm phân bón cho vườn rau. Thay vì sử dụng xà phòng hoặc hóa chất để làm sạch quầy bếp và bát đĩa, bạn có thể tận dụng giấm trắng và baking soda. Bạn hãy sấy khô các loại gia vị tự trồng thay vì mua ở siêu thị.
7. Nấu ăn tiết kiệm năng lượng
Cách tốt nhất để giảm lãng phí là tự chuẩn bị thức ăn thay vì mua các loại làm sẵn. Bạn có thể làm sữa chua tại nhà với một ít sữa còn thừa và bảo quản trong hộp sứ hoặc thủy tinh. Đối với những món ăn nhỏ, bạn có thể sử dụng lò vi sóng, giúp giảm 80% năng lượng so với lò nướng. Sử dụng nồi có kích thước phù hợp cho mỗi đầu đốt giúp giảm thất thoát nhiệt. Hãy đậy nắp nồi và chảo bằng nắp tương ứng vì nó giúp giảm thời gian nấu và giữ nhiệt bên trong. Nồi áp suất cũng có thể tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm thời gian nấu lên đến 65%.
8. Đợi đến khi bạn cần
Bạn muốn chuẩn bị tất cả các bữa ăn cùng một lúc và chỉ lấy những món cần và giữ lại phần còn lại. Tuy nhiên, nếu bạn để ý, phần lớn thức ăn làm cùng một lúc sẽ bị lãng phí. Thay vì chỉ lãng phí thức ăn và phí tiền bạc, sao bạn không đợi cho đến khi bạn cần và làm thức ăn? Bằng cách này, bạn đang bảo vệ môi trường và quản lý mức tiêu thụ thực phẩm của mình một cách hợp lý.
9. Đóng gói thực phẩm càng ít bao bì càng tốt
Đóng gói thực phẩm và rau càng ít bao bì thì càng thân thiện với môi trường. Dùng nhiều bao bì đóng gói thực phẩm sẽ gây hại cho môi trường. Vì vậy, lần tới khi bạn đi chợ, hãy để ý những mặt hàng có ít bao bì nhất. Hoặc bạn có thể tái sử dụng bao bì để bảo vệ môi trường.
10. Rửa bát đĩa khi cần
Rửa bát đĩa trong khi vòi nước đang chảy sẽ làm lãng phí rất nhiều nước. Để sống xanh, bạn sẽ phải tiết kiệm nước bằng cách rửa bát đĩa khi cần. Bạn có thể dự trữ bát đĩa trong vài giờ và rửa tất cả cùng một lúc.Nếu bạn có thời gian, hãy tự làm các sản phẩm và vật liệu tẩy rửa để căn bếp nhà bạn thêm “xanh”.
Ngọc Huyền – Theo conserve-energy-future
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất